Khám phá

Giết anh em ruột, ép cha phải nhường ngôi, tàn bạo là thế, vì sao Lý Thế Dân lại có thể cùng lúc thả hàng trăm tử tù ra khỏi nhà lao?

Hành động này của Lý Thế Dân thật khác xa với lúc ông bày mưu tính kế, giết hại anh em ruột thịt, ép buộc vua cha Lý Uyên phải nhường ngôi Hoàng đế cho mình.

Chuyên gia kinh ngạc khi khám phá xe ‘giường nằm’ của Tần Thủy Hoàng, 2000 năm vẫn giữ được 1 điều đặc biệt / Cung nữ trộm gối của Từ Hi Thái hậu rồi lẩn trốn trong dân gian, 64 năm sau con cháu rạch gối ra xem mới phát hiện bí mật kinh ngạc

Trên thực tế, ngoài tiếng xấu đã lưu vào sử sách, khó có thể gột rửa, thì những đóng góp và cống hiến của vua Đường Lý Thế Dân cho xã tắc, cho Đại Đường thời bấy giờ cũng là những điều không thể phủ nhận.

Nếu không nhắc đến giai đoạn tranh quyền đoạt vị, có thể nói Đường Thái Tông chính là một bậc minh quân văn võ song toàn. Với tư cách là Hoàng đế, ông không ngại hạ mình cầu hiền, lắng nghe can gián, chọn dùng người đúng với khả năng, các việc trị quốc chi đạo của ông đều được hậu thế tôn sùng...

Theo ghi chép của lịch sử, nhà Đường vào những năm Trinh Quán (do vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân cai trị) là thời kỳ cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Vào giai đoạn đó, cuộc sống của người dân sung túc, thuế má được giảm nhẹ, quốc thái dân an, những kết quả này có được là nhờ những chính sách cai trị, điều hành đất nước khôn ngoan, uyển chuyển và hết sức hiệu quả của vua Đường Lý Thế Dân.

Theo đó, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lý Thế Dân đã thực thi một nền chính trị nhân từ, điều này có lẽ liên quan đến việc ông đã từng tung hoành khắp thiên hạ.

Khi còn là Tần vương, ông chinh chiến khắp nơi quanh năm suốt tháng, hiểu khá rõ về sự khổ cực của xã hội nhân gian. Vì vậy bắt đầu từ lúc đó, ông đã âm thầm hạ quyết tâm nhất định phải giúp nhân dân có một cuộc sống an cư lạc nghiệp, sống vui vẻ hạnh phúc hơn.

Sau khi Lý Thế Dân lên làm người thống trị đất nước, ông đã thực sự hoàn thành lời hứa ban đầu của mình.

Ông xây dựng chế độ luật pháp thông qua việc phát triển kinh tế và văn hóa. Triều đại nhà Đường đã dần bước ra khỏi khói lửa của chiến tranh, xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị.

 Giết anh em ruột, ép cha phải nhường ngôi, tàn bạo là thế, vì sao Lý Thế Dân lại có thể cùng lúc thả hàng trăm tử tù ra khỏi nhà lao? - Ảnh 1.

Tranh minh họa.

Chuyện thả tử tù của Lý Thế Dân

Có một năm, Đại Đường có một mùa thu hoạch bội thu vô cùng hiếm có trong vài trăm năm. Trời lại có tuyết rơi trong dịp năm mới, Lý Thế Dân và các phi tử, hoàng tử cùng nhau đón năm mới trên cổng thành, đột nhiên trong lòng ông nhớ đến một nhóm người đặc biệt, đó chính là hàng trăm tử tù đang bị tống giam ở đô thành.

Lý Thế Dân đến ngục giam thăm nom các tử tù và nói chuyện với từng người một.

 

Các tử tù đều biết kiểm điểm về những sai lầm của bản thân mình, ông thấy nhóm người này không phải trời sinh đã mang tâm tính ác độc nên đã thỏa thuận với họ.

Theo đó, ông sẽ thả họ về nhà đón năm mới, mùa thu năm sau tất cả mọi người hãy tập trung tại nơi này, nếu như ra xã hội có biểu hiện tốt thì đến lúc đó sẽ được miễn tội chết.

Sau khi nghe xong, những người ở đó vô cùng vui mừng, sau đó ai về nhà nấy tươi cười đón Tết.

Đúng vào mùa thu năm sau, tất cả những tù nhân được thả đều trở lại, và Lý Thế Dân đã thực hiện lời hứa ân xá cho họ.

Phải nói rằng cách làm của Lý Thế Dân vô cùng cao tay, điều đó đã được chứng thực, ông khai ân không theo luật pháp, giúp nhóm người sắp bị chặt đầu này được tái sinh, đồng thời tạo phúc cho xã tắc muôn dân.

 

Về sau, câu chuyện của vị hoàng đế này được lưu truyền rộng rãi trong xã hội, người dân tự lực cánh sinh, có cơm ăn áo mặc, và tỷ lệ tội phạm cũng theo đó mà giảm mạnh.

Năm Trinh Quán thứ sáu là năm đạt đến thời kỳ hoàng kim dưới sự cai trị của Lý Thế Dân, chỉ có hơn mười tử tù bị tống giam ở Trường An.

Đây là một tỉ lệ đáng nể so với một đất nước có hàng chục triệu dân. Không thể không khâm phục sự thành công trong việc trị vì đất nước của Lý Thế Dân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm