Giữ chức vụ ngang hàng với Gia Cát Lượng trong triều đình Thục Hán nhưng nhân vật này luôn bị Lưu Bị coi thường, xem nhẹ
Triệu Vân 2 lần cứu sống con trai Lưu Bị, vì sao hơn 30 năm sau khi qua đời mới được phong hầu? / Khổng Tử dạy 3 điều làm nên đại sự: Cả Hán Vũ Đế lẫn Gia Cát Lượng đều đã dùng đến
Hứa Tĩnh (?-222), tự Văn Hưu, người huyện Bình Dư, quận Nhữ Nam (nay là huyện Bình Dư, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Ông là trọng thần, danh sĩ giai đoạn cuối Đông Hán tới Thục Hán của thời kỳ Tam Quốc.
Nhắc đến trọng thần Hứa Tĩnh của Thục Hán, có lẽ rất nhiều người không quen thuộc là mấy. Thế nhưng trên thực tế, nếu xét theo chức quan, Hứa Tĩnh hoàn toàn không thua kém Thừa tướng Gia Cát Lượng của Thục Hán.
Năm Kiến An thứ 23 (năm 218), Lưu Bị xưng Hán Trung vương, bổ nhiệm Hứa Tĩnh làm Hán Trung vương phó. Chức Hán Trung vương phó tương đương với Thái phó, ví dụ Tư Mã Ý đã từng giữ chức Thái phó của Tào Nguỵ.
Trong lịch sử, Thái uý là đại thần phò tá và là thầy của đế vương trong triều, phụ trách quản lý chế định và ban hành lễ pháp, là một trong số Tam công.
Năm Chương Vũ thứ nhất (năm 221), Lưu Bị xưng đế, bổ nhiệm Hứa Tĩnh làm Tư đồ, liệt vào hàng Tam công. Trong số các chức quan thời xưa, Tam công đã là đại thần trong triều.
Tuy nhiên, với Hứa Tĩnh mà nói, tuy rằng chức quan của ông không thua kém Gia Cát Lượng, thậm chí một số thời điểm còn cao hơn cả Gia Cát Lượng, thế nhưng sâu trong thâm tâm, Lưu Bị lại vô cùng xem nhẹ Hứa Tĩnh. Tại sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn cơn.
Tuy rằng chức quan của Hứa Tĩnh không thua kém Gia Cát Lượng, thậm chí một số thời điểm còn cao hơn cả Gia Cát Lượng, thế nhưng sâu trong thâm tâm, Lưu Bị lại vô cùng xem nhẹ Hứa Tĩnh. Hình ảnh nhân vật Hứa Tĩnh trên phim.
Thời trẻ
Thời còn trẻ, Hứa Tĩnh và người em họ là Hứa Thiệu đều đã có tiếng tăm, nổi tiếng với sở thích bình phẩm người tài, nhưng tình cảm giữa họ thực chất lại không hề tốt đẹp.
Năm Trung Bình thứ 6 (năm 189), sau khi Hán Linh Đế Lưu Hoành băng hà, Đổng Trác đem đại quân kéo vào kinh thành, thừa cơ kiểm soát quyền hành của vương triều Đông Hán.
Trước việc này, Hứa Tĩnh lựa chọn dốc sức phục vụ Đổng Trác, từng đảm nhiệm những chức như Ngự sử trung thừa. Đối lập với Hứa Tĩnh, Lưu Bị khi đó hiển nhiên đứng ở lập trường thảo phạt Đổng Trác.
Về sau, Hứa Tĩnh sợ Đổng Trác sát hại mình, bèn bỏ trốn sang phe Khổng Trụ. Sau khi Khổng Trụ chết, Hứa Tĩnh lại đầu quân cho Thứ sử Dương Châu là Trần Y.
Năm Hưng Bình thứ 2 (năm 195), Tôn Sách vượt Trường Giang sang phía Đông, Hứa Tĩnh bỏ chạy tới quận Giao Chỉ, được Thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp trọng đãi.
Với một người sinh ra tại khu vực Trung Nguyên như Hứa Tĩnh, những gì ông trải qua thời trẻ có thể nói là vô cùng lận đận, phải bỏ chạy xuống phía Nam. Về sau Ích Châu mục Lưu Chương cử sứ giả tới chiêu mộ Hứa Tĩnh, từ đó Hứa Tĩnh vào đất Thục, được Lưu Chương bổ nhiệm làm Thái thú quận Ba, Thái thú Quảng Hán. Đây hiển nhiên là mở đầu cho cuộc gặp gỡ giữa Hứa Tĩnh và Lưu Bị.
Sau khi Lưu Bị lên làm chủ Ích Châu, biết được việc Hứa Tĩnh phản bội chủ, ông đã rất coi thường Hứa Tĩnh. Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.
Gặp Lưu Bị nhưng không được đánh giá cao
Năm Kiến An thứ 19 (năm 214) , thời điểm trận Ích Châu đi vào giai đoạn cuối, Lưu Bị đem quân bao vây Thành Đô. Trước việc này, với vai trò là thuộc hạ của Lưu Chương, Hứa Tĩnh chứng kiến cảnh Lưu Bị sắp chiếm được Thành Đô, ông nảy lên ý mở cửa thành đầu hàng Lưu Bị.
Thế nhưng kế hoạch bị bại lộ, Lưu Chương đã bắt được Hứa Tĩnh đang nung nấu ý đồ phản bội. Điều đáng quan tâm ở đây là, nếu là những chư hầu như Tào Tháo, Viên Thiệu, Lã Bố, Hứa Tĩnh chắc chắn không giữ được cái đầu của mình. Thế nhưng, Lưu Chương là người rộng lượng, vả lại Ích Châu sắp bị chiếm đóng nên Hứa Tĩnh mới thoát chết.
Khi Lưu Chương không còn khả năng chống cự nữa, Lưu Bị lên làm chủ Ích Châu. Tuy nhiên sau khi biết được việc Hứa Tĩnh phản bội chủ, ông đã rất coi thường Hứa Tĩnh.
Tất nhiên, rất có thể còn một nguyên nhân khác khiến Lưu Bị xem thường Hứa Tĩnh, đó là Hứa Tĩnh đợi tới khi tình thế không thể cứu vãn mới nghĩ tới việc đầu hàng, còn những người như Pháp Chính, Trương Tùng, Lý Nghiêm, Mạnh Đạt lại quy hàng Lưu Bị sớm hơn. Bởi thế, ban đầu Lưu Bị vốn không định dùng Hứa Tĩnh.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.
Sự tác động của Pháp Chính
Vào thời điểm này, Pháp Chính có nói với Lưu Bị một câu, khiến Lưu Bị thay đổi ý định, câu nói đó là: "Thiên hạ hữu hoạch hư dự nhi vô kỳ thực giả, Hứa Tĩnh thị dã", nghĩa là thiên hạ có kẻ học nhiều nhưng không hiểu sâu lại không có tài đức thật sự, Hứa Tĩnh chính là loại người ấy.
Theo quan điểm của Pháp Chính, bởi vì hư danh của Hứa Tĩnh đã nổi tiếng khắp thiên hạ, cho nên Lưu Bị nên trọng dụng ông ta, lợi dụng việc hậu đãi Hứa Tĩnh để thu hút nhân tài khác tới đầu quân cho mình.
Vậy là, nhờ đề nghị của Pháp Chính, Lưu Bị chính thức tái bổ nhiệm Hứa Tĩnh, cho Hứa Tĩnh làm Tả tướng quân trưởng sử.
Sau khi chiếm đóng Ích Châu, chức quan của Lưu Bị vẫn là Tả tướng quân từng được vương triều Đông Hán sắc phong, thế nên bổ nhiệm Hứa Tĩnh làm Tả tướng quân trưởng sử đã là trọng dụng ông rồi.
Vì có lời đề nghị của Pháp Chính, Lưu Bị mới chính thức tái bổ nhiệm Hứa Tĩnh, cho Hứa Tĩnh làm Tả tướng quân trưởng sử. Hình ảnh nhân vật Pháp Chính trên phim.
Năm Kiến An thứ 24 (năm 219), Lưu Bị xưng Hán Trung vương, Hứa Tĩnh lại được phong làm Hán Trung vương phó. Cũng tức là trên danh nghĩa, Hứa Tĩnh có thể coi là thầy của Hán Trung vương Lưu Bị. Hán Trung vương phó Hứa Tĩnh có thể nói là người đứng đầu quan văn của thế lực Lưu Bị, ngay cả Gia Cát Lượng cũng phải làm lễ với ông.
Năm Chương Vũ thứ nhất (năm 221), Lưu Bị lên ngôi xưng đế, bổ nhiệm Hứa Tĩnh làm Tư đồ, liệt vào hàng Tam công.
Căn cứ ghi chép trong sử liệu, năm Nguyên Thọ thứ 2 thời Ai Đế nhà Tây Hán đã xoá bỏ Thừa tướng, lập Đại tư đồ. Năm Kiến Vũ thứ 27 thời Quang Vũ, nhà Đông Hán, bỏ "Đại", gọi là Tư đồ.
Cũng vào thời Đông Hán, có một giai đoạn Tư đồ đã thay thế địa vị Thừa tướng, trở thành người đứng đầu các quan văn khi ấy.
Tất nhiên, với Thục Hán mà nói, tuy rằng Hứa Tĩnh đảm nhiệm chức Tư đồ, thế nhưng, bởi vì Gia Cát Lượng đảm nhiệm chức Thừa tướng, cho nên, chức Tư đồ của Hứa Tĩnh hiển nhiên chỉ có danh hão, cho dù địa vị cao hơn, nhưng lại chẳng được nắm thực quyền.
Hơn nữa, với hạng người thích bình phẩm người khác, lại không trung thành với chúa công như Hứa Tĩnh, Lưu Bị thật sự khó có thể xem trọng.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.
Chẳng qua vì Hứa Tĩnh có thâm niên, có tiếng tăm khá nổi vào thời Tam Quốc cuối nhà Hán nên mới khiến Lưu Bị buộc phải cho ông một chức quan cao, nhờ đó thể hiện thái độ thiết tha chiêu nạp hiền tài của ông. Năm Chương Vũ thứ 2 (năm 222), Hứa Tĩnh qua đời.
Về cuộc đời Hứa Tĩnh, tác giả Trần Thọ của "Tam quốc chí" có đánh giá như sau:
"Hứa Tĩnh sớm có tiếng tăm, vừa có danh trung hậu, lại khéo hiểu ý người khác, tuy rằng làm việc chưa được thoả đáng, Tưởng Tế đánh giá là ‘kẻ gánh được trách nhiệm lớn trong triều’."
Thế nhưng, xét theo thực tế, Hứa Tĩnh không hề tạo được ảnh hưởng tương xứng với chức quan ở Thục Hán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn