Giữa kỷ nguyên robot hình người, các nhà khoa học lại chế tạo robot cá có chân, bắt chúng tiến hóa lại từ đầu
Vốn là người thông minh, tại sao Tào Tháo lại gả 7 người con cho cùng 1 người? / 3 tảng đá thú vị nhất Việt Nam: Độc đáo từ ngoại hình cho đến tên gọi
Con người đã chính thức bước vào kỷ nguyên robot hình người. Đó là những gì mà chúng ta có thể thấy trong sự kiện Cybercab của Tesla vào tháng trước, khi Elon Musk giới thiệu mẫu robot Optimus của mình.
Đó là một robot có ngoại hình giống với chúng ta, có đầu, tứ chi và đi thăng bằng trên hai chân.
Và nếu như bạn để ý một chút về lịch sử, loài người đã mất 4 triệu năm tiến hóa để có thể đứng thẳng dậy và đi trên hai chân.
Nhưng robot mất chỉ 25 năm để làm được điều đó: Từ những bước đi chập chững của ASIMO, robot do hãng Honda chế tạo vào đầu thập niên 2000, đến những robot thế hệ Atlas đi trên hai chân thực thụ ở Boston Dynamics giữa thập niên 2010.
Và bây giờ, chúng ta đang chứng kiến những bước đi uyển chuyển của Optimus, cũng như hàng loạt mẫu robot hình người khác ở Trung Quốc như Xbot-L, Star-1, Walker S1…
Nhìn vào ngoại hình và những bước đi của thế hệ robot hình người hiện tại, chúng ta không không liên tưởng đến bộ phimI, Robot(2004) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Isaac Asimov xuất bản năm 1950, nói về một thế giới mà robot hình người có thể nổi dậy và chống lại chúng ta, chính những người đã tạo ra chúng.
Thế nhưng, hãy tạm gác lại những nỗi lo lắng đó sang một bên để tới với một nghiên cứu mới vừa được đăng tải trên tạp chíScience Robotics.
Trong đó, các nhà khoa học không hề chế tạo ra robot hình người. Mà họ lại đang tạo ra những robot hình cá có chân, dựa theo nguyên mẫu của những cổ sinh vật cổ sống ở thời điểm 390 triệu năm về trước.
Ở một thời điểm mà nghiên cứu về robot hình người và trí tuệ nhân tạo đang phả hơi nóng vào gáy chúng ta, nhìn vào những con robot cổ sinh này có thể khiến chúng ta an tâm đôi chút.
Ít nhất, bạn cũng sẽ có cảm giác còn lâu những robot này mới tiến hóa được đến độ đe dọa nền an ninh nhân loại.
Nhưng đừng quá chủ quan, các nhà khoa học cho biết họ có thể giúp những robot này đẩy nhanh tốc độ tiến hóa, rút ngắn hàng triệu năm xuống chỉ còn 1 ngày. Ở tốc độ đó, robot cá sẽ chỉ mất hơn 1 năm để trở lại thành hình dạng con người.
Câu hỏi đặt ra là: Chúng sẽ trở thành gì sau đó?
Những khoảng trống trong ngành nghiên cứu cổ sinh vật họcCó một sự thật, toàn bộ sự sống trên Trái Đất đều bắt nguồn từ đại dương. Tuy nhiên, bắt đầu từ khoảng 390 triệu năm trước, tổ tiên của các loài động vật trên cạn đã quyết định đổi vây lấy chân tay, thay mang bằng phổi để rời khỏi môi trường nước.
Đây là bước chuyển đổi quan trọng trong quá trình tiến hóa của tất cả các loài sinh vật đang sinh sống trên hành tinh ngày nay, bao gồm cả con người.
Quá trình khởi đầu trên Tiktaalik, một loài cá vây thùy nước ngọt cổ đại. Bằng một áp lực nào đó mà loài cá này bắt đầu tiến hóa và mọc xương ra ở vây, thứ cho phép chúng có thể nâng đầu và ngực lên để đi bộ trên mặt đất.
Trong quá trình nhón hai vây trước để nâng cỡ cơ thể trên cạn, những con cá Tiktaalik đã phát triển một số khớp xương và cơ tiền thân giống như trên cổ tay và bàn tay của chúng ta.
Bằng chứng giải phẫu từ hóa thạch cá Tiktaalik cho thấy những cơ xương này không xuất hiện trong cả cẳng tay, khuỷu tay và cánh tay con người, nhưng vẫn còn hiện diện trên bàn tay.
Do đó, trái với trực giác cho rằng, tay các sinh vật phải mọc từ gốc trở ra, bàn tay mới là thứ mà tiến hóa trang bị cho chúng ta đầu tiên để tiến lên cuộc sống trên cạn.
Những kiến thức này, thông thường, chỉ có thể được xác nhận bằng nghiên cứu hóa thạch của các loài cổ sinh vật như Sarcopterygii, Eusthenopteron và Tiktaalik, những loài cá có chân đầu tiên trên Trái Đất.
Thật không may, các loài động vật này đều đã tuyệt chủng từ lâu. Hóa thạch của chúng, nếu có thể được tìm thấy sau gần 400 triệu năm, cũng không còn nguyên vẹn. Có loài thì được tìm thấy, có loài thì không. Ngay cả khi hóa thạch của một loài cá có chân được tìm thấy, chưa chắc cấu trúc xương của chúng còn được bảo tồn.
"Sự hạn chế của các bằng chứng hóa thạch khiến chúng ta chưa có được bức tranh đầu đủ và liền mạch về quá trình các sinh vật cổ đại chuyển từ môi trường nước lên sống trên cạn",Tiến sĩ Michael Ishida, một kỹ sư robot đến từ Khoa Kỹ thuật của Đại học Cambridge cho biết.
Chẳng hạn như hiện tại, các nhà cổ sinh vật học đang muốn đi tìm manh mối về các cấu trúc chi sau, liên quan đến khớp hông và xương chậu của sinh vật cổ đại. Nhưng bằng chứng hóa thạch của giai đoạn tiến hóa này rất khiêm tốn.
"Đó là lúc robot có thể phát huy tác dụng, giúp chúng ta lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu, đặc biệt là khi nghiên cứu những thay đổi lớn trong cách di chuyển của động vật có xương sống",tiến sĩ Ishida nói.
Tái hiện lại những ngày đầu của sự sống trên cạn bằng robotĐể có thể giúp các nhà cổ sinh vật nghiên cứu quá trình tiến hóa của cá khi chúng mới ngày đầu lên cạn, đặc biệt là tập trung vào phần chi dưới, tiến sĩ Ishida và nhóm nghiên cứu của mình tại Đại học Cambridge đã quyết định tạo ra những robot mô phỏng các loài động vật cổ sinh có khả năng đã tồn tại trên Trái Đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ