Hạ Vũ Hà có thật trong lịch sử, chỉ đứng sau Hoàng hậu, bức chân dung duy nhất được bán với giá 400 tỷ
Ảnh cũ nhà Thanh: Cận cảnh 'siêu xe' của quý tộc nhà giàu, là biểu tượng cho địa vị và gia thế thời bấy giờ / Nguồn gốc khó tin và vẻ ngoài của con ‘ngáo ộp’, nhiều người Việt Nam ám ảnh nhưng không hề biết
Phải nói rằng người bất ngờ nhất trong "Hoàn Châu Cách cách" không phải là Tiểu Yến Tử hay Tử Vi, mà là Hạ Vũ Hà. Từ khi trong phim xuất hiện câu hỏi: "Người còn nhớ Hạ Vũ Hà bên Hồ Đại Minh không?"đã nhanh chóng lan tràn khắp mạng. Cũng chính từ đây, chuyện cha con của Tử Vi với Càn Long, trở thành cảm động nhất trong "Hoàn Châu Cách cách". Điều đáng chú ý nhất ở Hạ Vũ Hà là khoảng thời gian chờ đợi Càn Long suốt 18 năm, cuối cùng dẫn đến cái chết của bà trong tình trạng trầm cảm.
(Ảnh minh họa)
Nhưng cái gọi là nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, Hạ Vũ Hà thực sự là một người có thật trong lịch sử, tên thật của bà là Tô. Bà là một phi tần của hoàng đế chết trẻ vào thời nhà Thanh. Điều đáng nói, Hạ Vũ Hà gần như chỉ là phần mở đầu trong bộ phim "Hoàn Châu Cách cách", vừa hát hay vừa đánh đàn giỏi nên bà cũng trở thành "bạch nguyệt quang" (là cô gái được yêu từ thủa thiếu thời) trong lòng Càn Long.
(Ảnh minh họa)
Trong "Hoàn Châu Cách cách", thời điểm mà Hạ Vũ Hà và Càn Long gặp nhau cũng rất đặc biệt. Lúc đó Càn Long chưa phải là hoàng đế, nhưng ngay cả sau khi Càn Long biết mình sẽ là hoàng đế của nhà Thanh, ông cũng không đủ tư cách để phong phi tần cho một người ngẫu nhiên vào thời điểm đó. Nhưng ông không thể quên được hình bóng của Hạ Vũ Hà, vì vậy trong đoạn tình cảm này, Hạ Vũ Hà cũng sinh ra một đứa con của Càn Long, sau này là Ái Tân Giác La Vĩnh Chương. Chỉ là vai Vĩnh Chương không có trong "Hoàn Châu Cách cách", mà là xuất hiện chốc lát trong "Như Ý truyện".
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, sau khi Càn Long lên ngôi không phong phi tần cho Hạ Vũ Hà, mãi đến khi bà qua đời, Hoàng đế mới nhớ ra rằng mình có quan hệ với người phụ nữ này. Sau đó, trong "Hoàn Châu Cách cách", việc Tử Vi tìm kiếm cha cô là "Càn Long" đã trở thành câu chuyện chính ở đầu phim.
Về phía Hạ Vũ Hà, Tử Vi đã nói câu cảm động nhất của mẹ trong "Hoàn Châu Cách cách" dành cho Càn Long:"Đợi cả một đời, hận cả một đời, mong ngóng cả một đời, nuối tiếc cả một đời, nhưng vẫn cảm ơn ông trời đã cho trên đời này có một người đáng đợi, đáng hận, đáng mong, đáng nuối tiếc".
(Ảnh minh họa)
Vì vậy, câu chuyện của Hạ Vũ Hà và Càn Long khiến nhiều người cảm động đến vậy. Chính vì câu chuyện cảm động này mà bức chân dung "Thuần Huệ Hoàng Quý Phi" của Hạ Vũ Hà đã được bán đấu giá vào năm 2015 với giá 137 triệu HKD (~ 400 tỷ đồng).
(Ảnh minh họa)
Tại sao bức tranh của Hạ Vũ Hà lại có giá trị như vậy? Khách quan mà nói, "Hoàn Châu Cách cách" hẳn đã góp phần vào việc quảng bá. Rốt cuộc, một bức tranh có câu chuyện cảm động đã thu hút rất nhiều người. Mặc dù câu chuyện của Hạ Vũ Hà là một bi kịch, nhưng trong nhiều trường hợp, nó lại mang đến nhiều sự cảm động vì tiếc nuối. Cảm xúc trong "Hoàn Châu Cách cách" có thể rất khó quên, đây cũng là một lý do rất quan trọng.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán