Hai cha con đi đánh cá từng vớt được khúc gỗ thuộc loại đắt nhất thế giới: Nặng 2,1 tấn, giá 17 tỷ
10 bí ẩn đằng sau những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng thế giới khiến bạn phải ngạc nhiên / Bí ẩn vật thể mang sự sống đến Trái đất hàng tỷ năm trước, con người đến từ hành tinh khác?
Trước đó, vào ngày 23/2/2014, hai cha con ông Nguyễn Văn Thời và Nguyễn Quang Huy ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình đã phát hiện ra gốc sưa nặng 2,1 tấn trong khi đi đánh cá tại khu vực khe Troóc Vực, xã Phúc Trạch.
Tại thời điểm đó, mặc dù ông Thời cùng con trai đã cố tìm cách trục vớt gốc gỗ quý nhưng bất thành do kích thước quá lớn và nặng. Thông tin này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của hàng nghìn người dân địa phương.
Không lâu sau, chính quyền địa phương, công an và kiểm lâm đã có mặt kịp thời để bảo vệ hiện trường. Đồng thời, triển khai nhiều phương án kỹ thuật, máy móc và sức người trục vớt gốc sưa lên bờ để xử lý theo quy định của Nhà nước.
Đến ngày 26/2/2014, gốc sưa được trục vớt thành công nhờ sự hỗ trợ của đông đảo mọi người. Sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình tiến hành đưa gốc sưa vào trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh.
Được biết, gốc sưa này có tuổi đời hàng trăm năm, đường kính thân cây khoảng 1m, dài 1,8m, nặng 2,1 tấn và có giá trị khoảng hơn 17 tỷ đồng (tính đến năm 2014). Bộ rễ cực lớn mọc bao quanh thân, bị ngâm dưới bùn thời gian dài nên phần giác ngoài bị phân hủy hết chỉ còn phần ròng cứng khiến gốc sưa giá trị càng lớn.
Theo Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình, di vật được trưng bày tại bảo tàng là những vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc nghệ thuật. Nếu xét đến các đặc điểm trên thì gốc sưa này không có. Tuy nhiên, vì đây là bảo tàng tổng hợp nên gốc sưa có thể được trưng bày để minh họa cho đặc trưng của tỉnh nhà, làm phong phú các sản vật tự nhiên.
Gốc cây này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm I. Tại Quảng Bình, gỗ sưa được thiên nhiên ưu đãi mọc lên và phát triển nhiều ở các dãy núi đá, đặc biệt là trong Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Việc trưng bày gốc gỗ sưa tại bảo tàng sẽ làm cho người dân địa phương biết rõ về loại cây gỗ quý hiếm và có giá trị này để cùng chung tay giữ gìn cho môi trường sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp
Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?
Có phải tất cả các loài khủng long đã tuyệt chủng? Trên thực tế, hậu duệ của nó đã tiến hóa của một số loài được tìm thấy ở khắp mọi nơi cạnh con người
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh