Hãi hùng sinh vật kỳ lạ sống dậy và ‘la hét’ ầm ĩ sau 24.000 năm bị đóng băng
Sinh vật trong "The Hobbit" có thật, 23 triệu tuổi, "lai" nhiều loài / Sốc: Hàng loạt sinh vật chết đi hóa thành kim cương
Theo SciTech Daily đây là một loài cổ đại thuộc ngành sinh vật bé nhỏ, không xương sống. Ngày nay chúng được gọi là “luân trùng” hay “trùng bánh xe”. Có nhiều loài hiện đại hơn thuộc ngành luân trùng sống ở khắp các vùng nước trên thế giới, nổi tiếng vì khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, việc chúng đã bị đóng bằng 24.000 năm mà vẫn có thể sống khỏe sau khi được rã đông khiến giới chuyên môn thật sự sốc.
Theo như nhà sinh vật học Stas Malavin từ Phòng thí nghiệm Mật mã đất thuộc Viện Hóa lý và sinh học trong khoa học đất đai (Nga) thì những vi sinh vật này đã rơi vào một trạng thái gọi là “cryptobiosis”. Trong đó cơ thể ngừng hoạt động trên tất cả các chức năng sinh học. Chính vì vậy mà tình trạng đóng băng không hề làm tổn thương tế bào của chúng.
Có một số luân trùng hiện đại hơn cũng từng được thí nghiệm và bất ngờ khi thấy sau 10 năm rã đông chúng vẫn sống khỏe. Vì vậy họ quyết định tìm kiếm các mẫu vật cổ xưa hơn để xem chúng sống lâu được đến đâu và thứ họ tìm thấy thực sự gây bất ngờ.
Theo Science Alert, sức khỏe của những sinh vật 24.000 tuổi này được đánh giá là hoàn hảo. Không chỉ sống dậy, chúng còn “la hét” ầm ĩ, ăn và sinh sản bằng cách nhân bản vô tính như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Đây là những sinh vật được thu thập từ mẫu băng vĩnh cửu sâu 3,5 mét từ sông Alazeya ở Bắc Siberia. Sau khi hồi sinh chúng trong phòng thí nghiệm, 144 cá thể tiếp tục được chọn để đóng băng lại ở nhiệt độ âm 15 độ C để rồi lại rã đông sau 1 tuần. Đem so sánh với luân trùng hiện đại, họ thấy rằng khả năng hồi sinh sau khi bị đông lạnh giữa 2 nhóm là như nhau.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.
Cách đây không lâu, một nghiên cứu cũng chứng minh sinh vật “bất tử” bọ gấu nước tardigrades có thể chịu đựng dễ dàng việc bị đun sôi, đóng băng, bị áp suất đáy đại dương sâu đè nén, bị bức xạ vũ trụ chiếu vào. Khi phải sống một thời gian dài trong điều kiện không có nước và oxy, chúng sẽ rơi vào trạng thái "thây ma", khô đi và trao đổi chất ngừng hoạt động trong nhiều năm, để rồi nhanh chóng sống dậy khi gặp môi trường phù hợp. Tuy nhiên chúng đã không sống sót.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa tắc kè hoa và rắn boomslang, cái kết đầy bi kịch
Hé lộ tên gọi đầu tiên của Hà Nội mà nhiều học sinh giỏi Sử còn không biết!
CLIP: Chú chó anh hùng, liều mình tấn công rắn độc để cứu chim non
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng
Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg