Hãi hùng virus làm tổ trên thân hươu cao cổ như quái vật
Những con hươu cao cổ kỳ lạ trông như quái vật này thực chất bị nhiễm một loại virus có tên là papilomavirus.
"Sốc toàn tập" với những khám phá về mùi của động vật / Khoảnh khắc quá độc lính Mỹ rệu rã trong Chiến tranh Việt Nam
Tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, hướng dẫn viên Liaan Lategan phát hiện những con hươu cao cổ kỳ lạ. Trên thân mình bị tổn thương lớn và nghiêm trọng bởi những cục mụn cóc nổi chi chít trông rất ghê rợn. (Nguồn Dailymail)
Theo thông tin ban đầu, căn bệnh khủng khiếp này được cho là gây ra bởi một loại virus được gọi papilomavirus, lây lan qua những con bọ ve từ những con chim buphagus hay đậu trên thân mình của hươu cao cổ.(Nguồn Dailymail)
Loại virus này khiến cơ thể của hươu cao cổ nổi lên những cục mụn cóc trông rất kinh khủng, gây cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Sức chịu đựng của con hươu cao cổ bị nhiễm virus nào thấp sẽ không thể kiềm chế mà gãi, cọ vào thân cây xù xì đến xước da, chảy máu, nhiễm trùng và có nguy cơ trở thành ổ của những loài ký sinh trùng hút máu khác. (Nguồn Dailymail)
Hầu hết những con hươu cao cổ bị nổi mụn cóc này vẫn sinh hoạt bình thường, chưa có dấu hiệu mệt mỏi sinh bệnh hay ủ rũ, chán ăn. (Nguồn Dailymail)
Tuy vậy, chúng rất ngứa và ngay cả những con non mới sinh cũng nhanh chóng bị lây nhiễm virus đáng sợ này. (Nguồn Dailymail)
Virus này không gây ảnh hưởng đến tính mạng của hươu cao cổ nhưng khiến cơ thể của nó mất đi vẻ đẹp vốn có, trở nên xù xì, ghê rợn như những con con quái vật. (Nguồn Dailymail)
Hơn nữa, tính lây lan rất mạnh không chỉ lây lan trong loài mà còn có thể lây lan sang những loài động vật hoang dã khác. Khi bị kích thích như cào xước, những mụn cóc gớm ghiếc này có xu hướng phát triển nhanh hơn. (Nguồn Dailymail)
Nếu không được chữa trị kịp thời, chắc chắn những con hươu cao cổ vốn thanh cao, đẹp đẽ sẽ biến thành những con quái vật khiến người người khiếp hãi. (Nguồn Dailymail)
Rất may, sau khi trao đổi với các chuyên gia, Liaan Lategan cho biết, họ có khả năng phát triển một loại vắc-xin để tiêm cho những con vật bị bệnh thông qua một chiếc phi tiêu. Theo lý thuyết, loại vắc-xin này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của động vật sản xuất các kháng thể có thể chữa bệnh. (Nguồn Dailymail)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản
Cột tin quảng cáo