Hai "sát thủ" trứ danh khiến cá mập trắng khiếp sợ bỏ chạy
Siêu hiếm: Chú mèo có đôi mắt nửa màu nâu nửa màu xanh / Liều lĩnh băng qua sông, "chúa sơn lâm" suýt bỏ mạng dưới tay hà mã
Cá voi sát thủ là loài động vật ăn thịt đầu bảng, tức là chúng không hề có kẻ thù trong tự nhiên.
Ở vùng biển ngoài khơi Nam Phi, một cặp cá voi sát thủ (Orcinus orca) đang cho thấy vị thế thống trị của chúng nơi biển sâu.
Được biết, kể từ năm 2017, Port và Starboard (tên được đặt cho 2 con cá voi) đã tấn công và xé xác ít nhất 8 con cá mập trắng. Xác chết của một số nạn nhân được phát hiện thấy thậm chí bị "băm nhỏ", trôi dạt vào các bãi biển gần đó trong tình trạng mất đi nội tạng, như tim, phổi...
Trước đó, trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2017, người ta cũng đã tìm thấy xác của ít nhất 5 con cá mập trắng, với 4 con trong số chúng bị xé toạc cơ thể và bị rách gan.
Những hình ảnh rùng rợn như vậy trên thực tế không phải là điều bất thường đối với cá voi sát thủ. Loài vật tưởng chừng như vô cùng hiền lành này thực ra lại là một sát thủ nơi đại dương, và sẵn sàng giết chết mọi thứ, từ các loài cá nhỏ đến sư tử biển, cá mập khổng lồ, và thậm chí cả cá voi xanh.
Tuy nhiên, các tác giả của một nghiên cứu mới được công bố hôm 29/6 trên Tạp chí Khoa học Biển Châu Phi cho biết, hiếm khi những cuộc tấn công đầy hung bạo của chỉ riêng 2 cá thể cá voi lại có tác động rõ ràng và tức thì đến môi trường sống của chúng như vậy.
Theo các nhà nghiên cứu, mật độ cá mập trắng đã giảm đáng kể trong khu vực kể từ khi 2 kẻ săn mồi trên bắt đầu cuộc chiến cách đây khoảng 5 năm. Họ cực kỳ bất ngờ khi những con cá mập được gắn thẻ định vị trước đó liên tục biến mất đầy bí ẩn, hoặc rời bỏ lãnh thổ mà chúng chiếm giữ từ hàng triệu năm.
So sánh với thời điểm trước các cuộc tấn công vào năm 2016, có trung bình từ 3 đến 8 con cá mập trắng được gắn thẻ được phát hiện trong khu vực mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn con số đó đã giảm xuống 0.
Xác của một con cá mập trắng trôi dạt vào bờ biển Gansbaai ở Nam Phi sau khi nó bị giết và ăn nội tạng. (Ảnh: Marine Dynamics).
"Những gì chúng ta chứng kiến có vẻ là một chiến dịch né tránh quy mô lớn, giống như những gì từng quan sát thấy ở loài con chó hoang trên đồng cỏ Serengeti (Tanzania), khi chúng phải đối phó với vị thế ngày càng gia tăng của bầy sư tử", Alison Towner, một nhà sinh vật học cao cấp nghiên cứu về cá mập trắng tại Nam Phi cho biết.
Điều đáng nói là cuộc di cư hàng loạt này của cá mập đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái địa phương, điển hình như việc một loài săn mồi cấp trung mới, được gọi là cá mập voi đồng (Carcharhinus brachyurus) đã di chuyển vào khu vực để tiếp quản vùng biển bị bỏ lại.
Trước đây, chúng từng là con mồi ưa thích của cá mập trắng. Song sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi thức ăn, gây áp lực lên toàn bộ hệ sinh thái biển.
Cá voi sát thủ là loài động vật ăn thịt đầu bảng, tức là chúng không hề có kẻ thù trong tự nhiên, và được coi là một trong những loài cá hung dữ nhất đại dương. Con đực thông thường dài từ 6 - 8 mét, nặng hơn 6 tấn. Con cái nhỏ hơn, dài 5 - 7 mét, nặng khoảng 3 - 4 tấn.
Bằng cách săn mồi theo bầy (thường là một gia đình gồm 3-5 con), cá voi sát thủ cô lập nạn nhân ra khỏi đàn của chúng, rồi liên tục dùng các cú húc đầu khủng khiếp tấn công cho đến khi con mồi tử vong. Chúng cũng là loài động vật biển có vú di chuyển nhanh nhất, với tốc độ có thể đạt tới 56 km/h.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'