Hàn Tử Cao: Hoàng hậu đàn ông đẹp hơn cả Điêu Thuyền, Tây Thi, chung tình đến mức chấp nhận bị xử tử ở tuổi 30
Bí mật tại nơi ám ảnh nhất ở chốn thâm cung bí sử Tử Cấm Thành / Người ngoài hành tinh trên siêu địa cầu phải tự ‘quăng mình’ vào không gian?
Nhắc đến những nhân vật đẹp nhất trong lịch sử cổ đại Trung Hoa, đa phần mọi người đều nghĩ đến những mỹ nhân sở hữu nhan sắc khuynh nước khuynh thành như Tây Thi hay Điêu Thuyền.
Thật ra ngoài những mỹ nhân quen thuộc ấy, trong lịch sử Trung Hoa còn có một nhan sắc từng làm xáo động triều đình và khiến người ta biết đến một khái niệm mới "hoàng hậu đàn ông". Đó chính là Hàn Tử Cao. Chẳng những có vẻ đẹp làm điên đảo hoàng đế, ông cũng có cuộc đời lận đận và yểu mệnh hệt như lời nguyền "hồng nhan bạc phận".
Hàn Tử Cao sinh vào thời Nam Bắc triều. Tên thật của ông là Man Tử, xuất thân thấp hèn, gia đình nhiều đời làm nghề bện giày rơm. Hàn Tử Cao không chỉ sở hữu khuôn mặt xinh đẹp mà da dẻ rất trắng trẻo mịn màng. Chẳng những nam giới mà nữ giới cũng si mê nhan sắc của ông. Một điển cố trong Kinh Thi từng miêu tả Hàn Tử Cao: "Tướng mạo diễm lệ, khuôn mặt trắng nõn, vầng trán cao đầy, lông mày như vẽ, ai gặp đều phải tấm tắc khen ngợi". Nhiều người còn cho rằng những mỹ nhân nổi tiếng như Điêu Thuyền, Tây Thi đều có phần kém sắc khi so sánh với Hàn Tử Cao.
Vẻ đẹp của Hàn Tử Cao dưới ngòi bút của họa sĩ hiện đại. (Ảnh: Internet)
Tương truyền có một nàng công chúa của nhà Trần từng si mê Hàn Tử Cao ngay sau lần đầu gặp mặt. Ban đầu, nàng công chúa này luôn tự hào vị hôn phu Vương Nhan của mình là người đẹp trai nhất trần đời. Có một lần nàng hỏi người hầu: "Thiên hạ này làm gì còn ai đẹp được như Vương lang nữa". Nha hoàn nghe xong liền phản bác: "Hàn Tử Cao còn đẹp hơn ngài ấy gấp mấy lần cơ". Công chúa ban đầu không tin nên tìm gặp Hàn Tử Cao bằng được. Không ngờ vừa gặp nàng đã rơi vào lưới tình và mắc bệnh tương tư, không ăn không ngủ đến hộc máu rồi qua đời.
Hàn Tử Cao đẹp đến mức có binh lính từng tha chết cho ông vì không nỡ vung đao chém xuống. Còn Trần Thiến (Trần Văn Đế sau này) vừa gặp Hàn Tử Cao đã nảy sinh tình cảm và ngỏ lời: "Ngươi có muốn theo ta, cùng hưởng vinh hoa phú quý không?". Theo dã sử, Trần Thiến có 2 thói xấu là thích đánh người khác và không muốn cho ai qua đêm chung phòng với mình. Tuy nhiên Hàn Tử Cao là ngoại lệ. Ngày Trần Thiến dạy cho Hàn Tử Cao cưỡi ngựa tập võ, đêm lại dạy Hàn Tử Cao đọc sách viết chữ.
Thời cổ đại, việc hoàng đế có nam sủng (người hầu giường chiếu là nam giới) vốn không phải là chuyện kỳ quái. Tuy nhiên không có ai như Trần Văn Đế vì quá si mê Hàn Tử Cao mà muốn phong ông làm hoàng hậu, đưa vào cung hầu hạ. Từ khi chưa lên ngôi, Trần Thiến đã từng hứa hẹn với Hàn Tử Cao: "Người ta nói, ta có tướng làm đế vương. Nếu là thật, khi đó ta sẽ lập ngươi làm hoàng hậu. Chỉ là tình yêu đồng tính người đời không chấp nhận". Hàn Tử Cao khi đó đã tự tin tuyên bố: "Thời cổ có hoàng đế là nữ nhân thì cũng có hoàng hậu là đàn ông. Nếu ngài lập ta làm hậu, ta không sợ người đời bàn tán".
Chân dung Trần Văn Đế (Ảnh: Internet)
Xuất thân hàn vi nhưng Hàn Tử Cao lại rất thông minh. Chỉ trong thời gian ngắn đi theo Trần Văn Đế, ông đã đọc thông viết thạo và sử dụng thành thục các loại vũ khí. Hàn Tử Cao cũng là người có công rất lớn khi vào sinh ra tử giúp Trần Văn Đế dẹp loạn, xây dựng triều đại nhà Trần. Nhiều lần vì muốn làm gương cho binh lính, ông chủ động xung phong vào trận địa của địch, thương tích khắp người. Các sử gia đánh giá Hàn Tử Cao là vị đại tướng quân đa mưu túc trí lại rất thông thạo binh pháp.
Chính vì vậy mà khi vừa lên ngôi, việc đầu tiên Trần Văn Đế muốn làm là phong Hàn Tử Cao làm hoàng hậu như lời hứa năm xưa. Tuy nhiên bá quan văn võ trong triều đều lấy lý do Hàn Tử Cao là nam giới để ra sức ngăn cản. Trần Văn Đế đành phải nhượng bộ phong Hàn Tử Cao làm Hữu Quân tướng quân và không cho ông được rời mình nửa bước.
Không phong Hàn Tử Cao làm hoàng hậu nhưng Trần Văn Đế cũng không sủng ái hay gần gũi bất cứ phi tần nào, kể cả hoàng hậu của mình. Trước khi băng hà, Trần Văn Đế đuổi toàn bộ mọi người ra ngoài, chỉ cho một mình Hàn Tử Cao được phép ngủ lại trong cung của mình để hầu hạ thuốc thang. Chính vì vậy dù Hàn Tử Cao không được phong làm hoàng hậu nhưng dân gian đã coi và tôn thờ ông như bậc "mẫu nghi thiên hạ".
Chuyện về Hàn Tử Cao đã được dựng thành phim. (Ảnh: Internet)
Vì không thể hoàn thành lời hứa khi còn sống nên Trần Văn Đế quyết định thực hiện sau khi chết. Thông thường các vị vua chúa khi dựng lăng mộ đều đúc tượng 1 cặp kỳ lân đực và cái để tượng trưng cho hoàng đế và hoàng hậu, hay âm dương hòa hợp. Còn Trần Văn Đế lại sai người đúc 2 con kỳ lân đực, đặt trước lăng mộ của mình như tuyên bố chỉ có Hàn Tử Cao mới xứng làm hoàng hậu của ông. Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng danh hiệu "hoàng hậu đàn ông" được nhắc đến trong lịch sử.
Về phía Hàn Tử Cao, sau khi Trần Văn Đế qua đời thì em họ của hoàng đế là Trần Húc làm nhiếp chính vương đã lợi dụng quyền lực để ép ông làm nam sủng của mình. Hàn Tử Cao vì chung tình với hoàng đế nên nhất quyết không theo, cuối cùng bị Trần Húc vu oan phản loạn. Nắm binh quyền trong tay nhưng Hàn Tử Cao lại không phản kháng mà chấp nhận giao lại binh quyền và bị xử tử ở tuổi 30 để bảo vệ gia tộc cùng tấm lòng trung trinh của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn