Hàng nghìn quân Liên Xô tử trận sau Ngày Chiến thắng: Nỗi khiếp sợ khiến quân Đức quyết "mở đường máu"
Quân Thụy Điển giúp Đức đánh Liên Xô trong Thế chiến 2 như thế nào? / Những trẻ vị thành niên trở thành Anh hùng Liên Xô
Khi Hồng quân tiến công vào Berlin trong Thế chiến II, một phần của vẫn chịu sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.
Thượng sĩ Vladimir Vostrov thuộc Trung đoàn Pháo tự hành Novgorod thứ 1433 hồi tưởng lại: "Trung đoàn của chúng tôi tiếp tục chiến đấu ở vùng núi của Séc trong khoảng 5 ngày sau khi quân đội Đức Quốc xã đầu hàng. Sau Ngày Chiến thắng, người của chúng tôi vẫn còn phải hy sinh…".
Cho đến khi trận chiến chính thức kết thúc, khoảng vài nghìn binh sĩ Hồng quân đã thiệt mạng.
Điều gì khiến người Đức vẫn tiếp tục chiến đấu khi tất cả dường như đã kết thúc và cố gắng chọc thủng vòng vây Xô Viết?
Theo tư liệu của Russia Beyond (RBTH), do khiếp sợ trước Hồng quân Liên Xô, tàn dư của quân Đức Quốc Xã đã quyết chiến để "mở đường máu" về phía đây, với hy vọng có thể đầu hàng với người Anh hoặc Mỹ.
01. Bornholm
Theo RBTH, một ngày sau khi Đức đầu hàng, một lực lượng bộ binh khoảng 200 người của Liên Xô đã đổ bộ lên đảo Bornholm của Đan Mạch – khu vực bị chiếm giữ bởi hơn 11.000 binh sĩ đồn trú của Đức.
Người Đức ngay lập tức tuyên bố rằng họ chỉ đầu hàng quân Đồng minh phương Tây, quân Xô Viết hoặc là rời khỏi đây, hoặc là hãy sẵn sàng bị tiêu diệt.
Đáp lại thách thức, các đặc công Liên Xô đã bao vây khu vực và chiếm được đường kết nối, cắt đứt mọi liên lạc trên đảo. Sau đó, một tối hậu thư đã được gửi đến cho Tướng chỉ huy đồn trú, Rolf Wuthmann, với nội dung rằng: nếu người của ông không hạ vũ khí, Không quân Liên Xô sẽ sẵn sàng nổ súng trên hòn đảo.
Quân Đức đã đầu hàng vài giờ sau đó tuy nhiên việc giải phóng Bornholm đã phải trả giá bằng mạng sống của 30 binh sĩ Liên Xô.
Cùng ngày hôm đó (9/5/1945), các trận không chiến và thủy chiến đã diễn ra trên khắp hòn đảo. Các đoàn quân Đức tuyệt vọng chiến đấu để tiến về phía Tây. Tổng cộng có 10 tàu Đức bị đánh chìm và 16 máy bay bị bắn hạ.
02. Prague
"Chúng tôi tiếp tục đổ máu ở Prague. Tất cả các con đường đã được gài mìn. Quân Đức tấn công chúng tôi từ mọi phía," RBTH trích lời Trung úy Ivan Maslov - chỉ huy Trung đội xe tăng của Lữ đoàn xe tăng cận vệ 52 - hồi tưởng.
Nguyên soái Ferdinand Schoerner lên kế hoạch sẽ biến Bohemia - nơi tàn quân Đức hội tụ - thành một "Berlin thứ hai". Nhiệm vụ của quân Đức lúc này chỉ là cầm chân Hồng quân đủ lâu, đợi đầu hàng quân Đồng minh từ phương Tây đang tiến đến rất gần.
Trong thời gian diễn ra chiến dịch Prague (bắt đầu từ ngày 5/5), những người Tiệp Khắc yêu nước, chống phát xít đã nổi dậy khởi nghĩa, đứng lên chống lại quân đồn trú Đức. Sau đó, với mục đích muốn nhận được sự khoan hồng từ phía đồng minh, Sư đoàn bộ binh số 1 của Quân đội Giải phóng Nga (RLA) - vốn chống lại Liên Xô - đã tham gia hỗ trợ những người dân này.
Khi Phương diện quân Ukraine 1 tiếp cận thành phố vào ngày 8/5, RLA đã bỏ vị trí và tiến thật nhanh về phía Tây, theo chân quân đội Mỹ.
Nhiệm vụ bảo vệ Prague khỏi Hồng quân được giao lại cho các đơn vị Wehrmacht và các Sư đoàn SS (Wallenstein, Das Reich, Viking) – những đội ngũ đã không kịp rút quân.
Trận chiến tại Prague kéo dài từ sáng sớm đến 16h chiều ngày 9/5, trước khi quân Đức chính thức đầu hàng. Những mất mát của Hồng quân được ước tính rất khác nhau ở các nơi: theo số liệu từ phía Nga, quân đội Xô Viết đã thiệt hại hơn 1.000 người; theo số liệu từ các nhà sử học Séc, con số này chỉ khoảng vài chục.
Sau khi giải phóng thành phố, quân đội Liên Xô đã tiến về phía Tây, thiết lập đường dây liên lạc với Mỹ vào đêm ngày 11/5. Cùng ngày hôm đó, Hồng quân và các phái đoàn Tiệp Khắc, với hỏa lực yểm trợ của Lục quân Mỹ, đã phát động một cuộc tấn công vào các vị trí cuối cùng của quân đội Đức ở trung tâm Châu Âu.
Phía quân Đức lúc này còn khoảng 7.000 người, dưới quyền chỉ huy của tướng Carl Friedrich von Pückler-Burghauss. Đây là đội quân còn sót lại của các Sư đoàn SS Wallenstein và Das Reich.
Trận chiến kéo dài gần một ngày, phía quân Đức thiệt hại khoảng hơn 1.000 người, Hồng quân và các phái đoàn Tiệp Khắc thiệt hại khoảng 70 người. Khoảng 6.000 quân Đức bị bỏ tù và Pückler-Burghauss đã tự sát sau khi kí thỏa thuận đầu hàng.
03. Courland
Vào giữa tháng 10/1944, trong cuộc tấn công quy mô lớn của Hồng quân ở Baltic, Cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức Quốc Xã đã bị cắt đứt ở Courland, phía tây Latvia. Khoảng 400.000 binh sĩ bị cầm chân ở Courland Pocket - nơi được người Liên Xô hài hước gọi là "trại tù binh vũ trang" ("camp for armed POWs.").
Người Đức vẫn nắm quyền kiểm soát cảng Libava (nay là Liepaja), và một số đội quân đã được sơ tán tới Reich qua đường biển. Điều này có nghĩa là vào đầu năm 1945, đội quân dự trữ của Liên Xô đã phải di chuyển từ Courland sang Pomerania qua bờ biển Baltic.Quá trình này ngăn cản Phương diện quân Belarus 1 tiến hành một cuộc tấn công Berlin vào tháng Hai.
Cuộc chiến khốc liệt nhằm loại bỏ Tập đoàn quân Bắc của Đức với quân số khoảng 250.000 người bắt đầu từ đầu tháng Năm, đã kéo dài cho đến khi Đức chính thức đầu hàng.
"Quá trình đào hào đã cày xới khu vực Courland. Khi chúng tôi bắt được một chiến hào, chúng tôi sẽ bắt được cả một dãy chiến hào dẫn tiếp," binh sĩ Yakov Karasin thuộc Trung đoàn Súng trường dự bị 140 nhớ lại.
Mặc dù quân Đức bắt đầu đầu hàng hàng loạt (khoảng hơn 60.000 người) vào tối ngày 8/5/1945, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Những quân lính tuyệt vọng bám theo những đoàn xe cuối cùng tiến về phía tây; quân khác cố gắng chạy sang đông Phổ bằng đường bộ.
"Cuộc chiến tại Courland không kết thúc vào ngày 8/5 mà vào ngày 13/5. Bốn ngày sau Ngày Chiến thắng, chúng tôi vẫn tiếp tục phải đổ máu. Đến cuối trận chiến, quân số Đại đội tôi chỉ còn 11 người, tính cả tôi….," Thượng úy Mikhail Levin hồi tưởng.
Trận chiến lớn cuối cùng ở Courland diễn ra vào ngày 22/5, khi tàn quân 300 người của Quân đoàn SS 6 cố gắng trốn chạy. Khi những nỗ lực đổ bể, chỉ huy Walter Krueger đã tự sát.
Các đội quân Đức rời rạc khác đã tiếp tục chiến đấu chống lại Hồng quân đến tận cuối tháng 7/1945. Sau khi Courland Pocket bị vô hiệu hóa, hàng ngàn người từng làm việc cho Đức ở Baltic đã nhập nhóm vũ trang có tên Forest Brothers và tổ chức các cuộc du kích nhằm vào lực lượng Liên Xô cho đến tận thập niên 1950.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất