Hang Táu - nơi người H'Mông 'trốn thế giới bên ngoài' có gì đặc biệt mà giới trẻ đua nhau khám phá?
Việt Nam sở hữu hang động 3 triệu năm tuổi, đủ chứa tòa nhà chọc trời 40 tầng của Mỹ: Báo chí phương Tây trầm trồ! / Clip: Treo ngược trong hang, rết khổng lồ đối đầu với dơi và cái kết khiến ai nấy ngỡ ngàng
Hang Táu thuộc bản Tà Số 1, xã Chiềng Hắc, được xem là một trong những nơi còn nguyên sơ nhất của vùng cao nguyên Mộc Châu, cách trung tâm thị trấn Mộc Châu khoảng 18 km. Những căn nhà gỗ người H'Mông nằm thành thành cụm biệt lập trong thung lũng, tựa vào núi đá, xung quanh là rừng xanh, vườn cây ăn quả và nương ngô xanh tốt. Hiện nơi đây có gần 20 hộ dân tộc H'Mông sinh sống, làm nông, rẫy, đời sống phần lớn tự cung tự cấp.
Hang Táu đúng chất nguyên sơ với "2 không" là không điện và không sóng điện thoại, còn nước sinh hoạt được lấy về từ các nguồn nước trên núi. Mỗi mùa ở đây có cảnh quan và mang vẻ đẹp riêng, đặc biệt là vào mùa xuân, trên đường vào Hang Táu du khách sẽ gặp các triền hoa mận khoe sắc bên cạnh những nương ngô, trảng cỏ.
Facebooker Thủy Tiên tận hưởng chuyến đi yên bình ở Hang Táu.
Bạn Linh Trang chia sẻ kinh nghiệm khi đến Hang Táu: "Tầm này đường đất khô, đất nén nên đi xe máy vào ngon ơ. Không mất đoạn nào phải đi bộ hết các bác ạ. Đường vào Làng có nhiều đồng cải trắng đang nở rộ, trắng muốt, chụp ảnh thơ cực kỳ. Vé vào làng: 30 nghìn/người không tiếc bỏ ra để được trải nghiệm. Vào đó thì không có điện, cũng chẳng có sóng, 4G ... Vào đó chạy đua với lợn bản, đuổi bắt với gà rừng hay cưỡi bò cưỡi trâu thôi, chill cực kỳ. Trong đó có đủ các dịch vụ như thuê váy H'Mông chụp ảnh, thuê xe, nướng gà, xe ôm… nên kể cả không mang đồ ăn lên đó thuê người trong làng thịt gà rồi nướng, mang thêm ít đồ uống vui và chill".
Chàng trai Quang Kiên trải nghiệm cuộc sống của người dân H'Mông tại Hang Táu.
Một cô gái chia sẻ về cảm nhận khi đến Hang Táu: "Theo mình được giới thiệu thì ngôi “Làng Nguyên Thủy” có tên thật là Hang Táu, sở dĩ nó có tên là làng nguyên thủy bởi chính những điều rất đỗi bình yên, hoang sơ, nguyên thủy của ngôi làng này nên nó được đặt tên là “Làng Nguyên Thủy”. Quả đúng với cái tên của nó, bước chân đầu tiên của mình đến với ngôi làng này với ấn tượng là 1 nét bình dị, mộc mạc, một khung cảnh hiện ra ngay trước mắt mà mình còn không tin được nữa. Trước giờ mình chỉ nghĩ ngôi làng như này chắc chỉ có trên tivi hay trong truyện cổ tích thôi ý. Không ngờ hôm nay mình lại được đặt chân tới đây, được chiêm ngưỡng nét bình dị, đơn sơ của 1 ngôi làng với 15 hộ dân sinh sống. Mới đầu vào mình còn nghĩ người dân ở đây họ sinh sống theo kiểu bầy đàn cơ, bởi trâu, bò, lợn, gà họ nuôi thả tự do hết. Nhưng sau khi tìm hiểu mình mới biết không phải như vậy, họ nuôi thả những con vật đó ra bãi đất trống nhưng có chia theo ô hay từng khu nên không sợ lạc mất đâu.
À mọi người lưu ý để đi vào được ngôi làng này thì các bạn nên có 1 người dân bản địa hoặc ai đó biết đường chỉ dẫn cho bởi đường đi vào đây khó tìm và không có biển chỉ dẫn nên rất dễ đi nhầm đường đó. Đặc biệt các bạn chỉ đi xe số hoặc xe tay côn, không đi xe ga vì có nhiều đoạn dốc, xe số đi còn rất khó khăn thì xe ga chắc chắn không thể qua được. Các bạn cũng cần cứng tay lái chút để vượt qua vài đoạn đường khó khăn nhé. Nhưng cứ yên tâm, đường khó khăn bao nhiêu thì khi bạn vào được ngôi làng ấy rồi thì cảm thấy nó rất xứng đáng đó. Chúc các bạn có chuyến đi thuận lợi về ngôi làng “Nguyên Thủy” nha. (Ảnh Maria Tuyền)
Bạn Hà Trinh kể về chuyến đi của mình đến Hang Táu: "Người H'Mông ở đây chỉ chăn nuôi heo mọi, gà, trâu; thả cho chạy loanh quanh trên thảo nguyên rộng lớn nên con nào con nấy đều rất chắc. Con heo mọi nào trông cũng giống con nào, cả về màu sắc và hình dáng, ấy thế mà nhà nào nhà nấy vẫn đều nhận ra heo nhà mình. Nuôi heo vừa để ăn vừa để bán, một heo nhỡ 6-10 kí có thể bán được tới 2 triệu/con. Đồng bào H'Mông còn lên nương lên rẫy để trồng trọt rau củ theo mùa, trồng ngô trồng mận để bán. Cuộc sống tự cung tự cấp, cộng với giao thương tối thiểu làm cho cuộc sống ở trong hang Táu càng gần hơn với “nguyên thuỷ”. Ngoài chăn nuôi, các chị ở nhà sẽ thêu dệt nên chiếc váy của người H'Mông, bán vài ba triệu cho các thương lái, tuy nhiên thời gian hoàn thành việc thêu tay hết cả 6 tháng tới 1 năm trời, có chiếc phức tạp có thể tốn 2 năm.
Tụi nhỏ người H'Mông sinh ra và lớn lên trong bản, được đi học ở trường cách nhà vài cây vào ngày thường, được nghỉ cuối tuần ở nhà phụ giúp ba mẹ việc nương rẫy. Cuộc sống cứ thế quay vòng từ đời này qua đời kia. Nghe kể, mấy nhà gỗ trong bản sâu thì được nhà nước cấp giấy tờ, còn ở Hang Táu thì chưa, mặc dù các anh chị cũng ở đây cả hơn 20 năm rồi.
Các anh chị người H'Mông thân thiện lắm, ngồi trên thảo nguyên hỏi chuyện một lúc thôi đã được mời vào thăm nhà, mời mặc thử bộ váy truyền thống của chị. Chị nói váy này “chỉ mặc dịp lễ Tết hoặc khi nào đi vào phố chơi thôi, mặc thử đi”, còn anh thì nhăn nhó “Nó chỉ mặc đồ nó tự may thôi, khó tính lắm”. Nhà tuy nhỏ nhưng có võ, gì cũng có, đủ cho sinh hoạt hàng ngày chứ; từ máy xay cám cho heo, tới cái giỏ đi làm nương, hay cả góc bếp củi với bộ sưu tập gia vị nấu nướng là mấy gói bột ngọt mua trong phố.
Đi đi, đừng chỉ đi vì những góc hình đẹp, hãy đi để biết cuộc sống xung quanh thật nhiều màu, con người xung quanh rất chân thật với nhau".
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'