Hậu duệ Tống Giang hé lộ sự thật về thủ lĩnh của Lương Sơn Bạc, hóa ra Thủy Hử đã lừa cả thiên hạ
Trong Thủy hử, tại sao các anh hùng hảo hán Lương Sơn lại thích dùng tên động vật để đặt biệt danh? / Lương Sơn Ngũ hổ tướng và Tam Quốc Ngũ hổ tướng, bên nào lợi hại hơn?
Tống Giang, tự Công Minh, là một nhân vật nổi tiếng thời nhà Tống ở Trung Quốc. Ông là nhân vật có thật, nhưng ít được nhắc đến trong sử sách mà nổi tiếng là nhờ tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am. Trong Thủy Hử, Tống Giang chính là thủ lĩnh của Lương Sơn Bạc, người ngồi ghế cao nhất trong 108 hảo hán Lương Sơn, ứng với Thiên Khôi Tinh, đứng đầu trong 36 thiên cương tinh.
Tạo hình nhân vật Tống Giang trong phim Thủy Hử. Ảnh: Lishiquwen
Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử cũng là địa điểm có thật. Nó nằm ở huyện Thọ Trương, Vận Thành. Ngày nay, cả Tống Giang lẫn Tiều Cái đều còn hậu duệ ở đây. Người giữ gia phả nhà Tống Giang là ông Tống Quảng Tài, hậu duệ đời thứ 24 của vị anh hùng này.
Trong cuốn gia phả đó có nhắc đến Tống Giang, cho biết đời thứ 71 quả thực có người tên Tống Giang, người ở Tống Vương Trang, Tống Gia Thôn, Vận Thành. Tuy nhiên suốt 5 đời sau đó không có ghi chép gì về người này. Nguyên nhân được cho là vì Tống Giang làm phản nên con cháu sợ liên lụy, không dám chép lại.
Tống Giang sinh ra trong một gia đình bình thường, có cha là Tống Thái Công, rất giỏi y thuật. Tống Giang có 4 anh em, tất cả họ đều được đặt tên theo bộ thủy: Tống Hải, Tống Hà, Tống Giang, Tống Thanh, Tống Hoài.
Tương truyền, Tống Giang được mô tả là người giỏi cả văn lẫn võ, rất trượng nghĩa, thích giúp đỡ người khác nên kết giao rộng rãi. Ông còn được mọi người đặt cho cái tên đầy nghĩa hiệp là Hô Bảo Nghĩa, Cập Thời Vũ hay Hiếu Nghĩa Hắc Tam Lang.
Tuy nhiên, Thi Nại Am thì miêu tả Tống Giang hoàn toàn ngược lại. Trong Thủy Hử, người này có dáng người thấp bé, da ngăm đen, văn không giỏi, võ cũng chẳng tường. Nhìn chung, người đứng đầu Lương Sơn Bạc cũng chỉ là một người rất đỗi bình thường chứ không có gì nổi bật.
Sau này, Kim Thánh Thán (nhà văn, nhà phê bình văn học Trung Quốc) đã lắc đầu ngao ngán khi đọc Thủy Hử: “Đọc Thủy Hử một lần thì thấy Tống Giang rất tốt, đọc đến lần thứ hai thì thấy Tống Giang nửa tốt nửa xấu, đọc lần thứ ba thì chỉ thấy xấu”.
Hiện tại, hậu duệ đời thứ 24 của Tống Giang – Tống Quảng Tài vẫn giữ một thanh đao cổ của ông. Trên thanh đao khắc dòng chữ: “Đức Hựu niên gian, Tống Giang âm dương đao”.
Hậu duệ Tống Giang và gia phả. Ảnh: Internet
Họ Tống có một môn võ gia truyền được lưu giữ đến ngày nay, gọi là “Tống Giang Nội gia quyền”. Ngoài ra, võ quán Tống Giang ở Vận Thành hiện vẫn còn di tích, được trùng tu vào thời nhà Minh, về sau bị bỏ hoang đáng tiếc. Người dân ở đây kể lại, khi Tống giang lên huyện thành mở võ quán kể trên và kết giao bằng hữu, có nhiều người đã tìm đến.
Sau này, quan huyện lện Vận Thành thấy Tống Giang có tài, lại uy tín nên mời ông về làm áp ty, lo việc văn thư, án lệ cho mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông say rượu nhận cái kết bi thảm khi bị 12 con chó hoang tấn công
Đây là gia tộc tài giỏi bậc nhất Trung Quốc: Từng lật đổ triều đại của Tào Tháo, sản sinh vô số nhân tài
CLIP: Săn lợn rừng, báo hoa bị con mồi đuổi cho 'chạy té khói'
CLIP: Linh dương Impala liều lĩnh tấn công đàn chó hoang châu Phi rồi nhận cái kết ít ai đoán ra được
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật, Như Lai vô tình tiết lộ
CLIP: Cá sấu đại chiến với đàn sư tử giành mồi và cái kết gây 'sốc'