Khám phá

Hé lộ bí mật gây 'sốc' về hồ xương người trên đỉnh Himalaya

Địa điểm này lần đầu được biết đến trong Thế chiến thứ hai.

Giải mã bí ẩn 10 hoàng đế nhà Thanh đều băng hà vào cuối đông, đầu xuân, chưa ai vượt qua hết tháng Giêng / Bí ẩn những cái bẫy "chết người" trong lăng mộ hơn 2.000 năm khiến hậu thế tò mò!

Kết quả xét nghiệm DNA từ những hài cốt được tìm thấy trên một địa điểm bí ẩn gọi là hồ xương người ở dãy Himalaya cho thấy nhiều kết quả đầy bất ngờ.

Hồ Roopkund, một địa điểm ở dãy núi cao nhất thế giới trên địa phận Ấn Độ từng là nơi xảy ra thảm hoạ trong quá khứ khiến hàng trăm người thiệt mạng.

He lo bi mat ve ho xuong nguoi tren dinh Himalaya
Hồ xương người là địa điểm kì bí, ám ảnh trên dãy núi cao nhất thế giới

Địa điểm này lần đầu được phát hiện trong Thế chiến thứ hai khi một người lính Anh phát hiện ra hồ nước đóng băng chứa vô số các bộ xương ở độ cao 5.000 mét so với mặt nước biển.

Những công bố mới về nơi đây là công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Niraj Rai thuộc viện Khoa học Cổ sinh học Birbal Sahni, Ấn Độ. Ông cho biết hồ xương này được biết đến từ cách đây rất lâu nhưng vì sao những hài cốt này lại xuất hiện tại đây vẫn là một bí ẩn.

Những kết quả phân tích DNA cho thấy có nhiều nhóm người khác nhau đã bỏ mạng tại đây trong những sự việc xảy ra cách nhau cả nghìn năm. Có ít nhất ba nhóm người khác nhau có hài cốt tại đây.

Nhóm đầu tiên là những người có liên quan tới người Ấn Độ hiện đại. Nhóm người thứ hai có nguồn gốc từ phía đông Địa Trung Hải, nhiều khả năng là đảo Crete và Hy Lạp. Nhóm thứ ba có thể tới từ Đông Nam Á.

He lo bi mat ve ho xuong nguoi tren dinh Himalaya
Vô số những hài cốt trôi nổi trên bề mặt hồ xương người này khi băng tan dần

Những kết quả này khiến các nhà khoa học hết sức kinh ngạc. Điều này chứng tỏ hồ xương người này từ trong quá khứ đã là địa điểm được nhiều người biết tới, họ từ những khu vực rất xa nhau.

 

Những bộ hài cốt sớm nhất được cho là của những người có tổ tiên bản địa vào khoảng thế kỷ thứ VII – X, trong khi hai nhóm còn lại tới từ thế kỷ XVII – XX.

Việc băng tan chảy khiến hồ để lộ nhiều bộ xương hơn trôi nổi khắp mặt nước. Từng có giả định đó là của những người lính Nhật khi cố gắng xâm chiếm Ấn Độ nhưng rõ ràng nó trước đó rất nhiều.

Cũng có giả thiết cho rằng có thể họ bỏ mạng vì dịch bệnh, lở đất hay vì một nghi lễ tôn giáo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm