Khám phá

Hé lộ cung cấm về cuộc đời bảo mẫu của vua Phổ Nghi

Ở Trung Quốc cổ đại, có một nghề nghiệp rất đặc biệt. Đó là nghề Bảo mẫu. Vào thời điểm đó, mọi người gần như coi họ là người mẹ thứ hai.Vậy các các vị hoàng tử mới sinh có bảo mẫu hay không? Và cuộc sống của những người bảo mẫu này khác gì với những bảo mẫu trong các gia đình thường dân.

Vị vua Việt nào khiến tướng nhà Đường sợ phát bệnh mà chết? / Thầy giáo duy nhất trong sử Việt dạy 4 vị vua

Bảo mẫu là người được các gia đình thuê tới để chăm lo sức khỏe và dinh dưỡng cho những đứa trẻ mới sinh, bao gồm cả việc cho trẻ bú.

Trong một cuốn tự truyện của hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc – vua Phổ Nghi, ông đã đề cập đến một người bảo mẫu duy nhất trong cuộc đời mình. Những miêu tả của vị hoàng đế này về bảo mẫu chính xác hơn nhiều so với hình ảnh được xây dựng trong các bộ phim truyền hình được phát hiện nay. Bảo mẫu của ông vốn là một người phụ nữ sống trong gia đình bần nông. Bà không hề biết chữ. Gia đình bà có cha mẹ già, và con gái của bà mới sinh đang cần được chăm sóc. Cũng bởi nguyên nhân đó mà triều đình nhà Thanh đã chọn bà làm bảo mẫu cho Phổ Nghi. Mặc dù địa vị của bảo mẫu rất thấp, nhưng mối quan hệ của họ với các vị hoàng đế nhỏ lại không hề tầm thường. Có người còn dựa vào mối quan hệ này để tìm cách can dự triều chính. Lịch sử đã từng chứng minh một người bảo mẫu thời nhà Minh, đã bằng mối quan hệ của mình với hoàng đế nhỏ, trực tiếp can dự chính sự, được coi ngang bằng các vị quan trong triều.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chính vì điều này mà nhà Thanh lúc đó đã tạo ra những áp lực vô cùng lớn với những người làm nghề bảo mẫu. Theo tự truyện của Phổ Nghi, bảo mẫu của ông khi đó bị ép mỗi ngày phải ăn một cái chân giò mà không được nêm nếm gia vị khi nấu, nhằm có đủ sữa cho ông. Một yêu cầu khắc nghiệt hơn với bà là tuyệt đối không được phép về nhà, không được gặp con gái đẻ của mình.

Vị bảo mẫu này vào cung được 3 năm, thì con gái bà mất do lúc đó đã không được uống sữa mẹ, không đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, triều đình khi đó đã có một quyết định phi nhân tính. Đó là giấu không để bà biết về tin con gái đã mất, vì lo sợ tinh thần của bà không ổn dẫn tới ảnh hưởng lượng sữa cho vua con. Người phụ nữ này hàng ngày cố gắng hết mình chăm lo cho Phổ Nghi, nuôi vị vua này bằng dòng sữa của mình mà không hề biết con gái đẻ đã chết vì thiếu sữa mẹ. Hàng tháng bà đều đặn nhận 2 thỏi ngân lượng tiền lương, gửi về cho gia đình, nghĩ rằng rốt cuộc người nhà cũng có thể có cơm ăn.

Phổ Nghi thời nhỏ cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác, vô cùng nghịch ngợm. Một lần, ông chơi trò đổ nước dập lửa, dùng nước tạt vào một vị thái giám cho tới khi người này ngất đi. Mặc dù vậy cũng không ai dám quản Phổ Nghi và dường như các vị lão thần triều đình cũng không thể dạy nổi vị hoàng đế trẻ tuổi này.

Tuy nhiên, khi người bảo mẫu của ông ngỏ lời khuyên giải, Phổ Nghi lại tỏ thái độ tiếp thu. Mặc dù người phụ nữ này ít học, mở miệng không thể nói được đạo lý, nhưng sau khi nghe bà nói, Phổ Nghi đã hiểu được những hành động mình làm là không đúng. Chỉ tiếc số phận của người phụ nữ này quá khổ, một đời sống vì Phổ Nghi, nhưng lại không thể lo được cho chính con gái mình.

 

Theo N.San/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm