Hé lộ danh tính nam "hoàng hậu" duy nhất trong lịch sử Trung Quốc
Bí ẩn ' rùng mình' đằng sau hậu cung của Tần Thủy Hoàng / Hoàng hậu "phóng túng", công khai quyến rũ bạn chồng
Dung mạo "đao kiếm không nỡ đả thương" của mỹ nam nghèo khổ
Hàn Tử Cao là người Sơn Âm, Cối Kê, Lương Triều, thời niên thiếu vốn có tên gọi là Man Tử. Sinh thời, Man Tử có xuất thân thấp kém, gia đình nhiều đời mưu sinh bằng nghề làm giày dép.
Tương truyền rằng, chàng trai nghèo khó ấy sở hữu "dung mạo đẹp đẽ, khiết bạch sáng tươi, tựa như người ngọc. Trán vuông tóc mượt, mày tăm tự nhiên, ai thấy đều mến."
Sinh trưởng trong thời loạn, Hàn Tử Cao may mắn có lần thoát chết nhờ nhan sắc tuấn mỹ của mình. Giai thoại truyền lại rằng trong lúc đang ngồi đóng giày, chàng bỗng nghe thấy tiếng ngựa phi ầm ầm, ngẩng đầu lên thì đã thấy dao kề bên cổ.
Nhưng cũng đúng vào khoảnh khắc mỹ nam ngẩng đầu, kẻ định giết chàng liền động lòng vì gương mặt của Hàn Tử Cao, liền vứt bỏ binh khí, chẳng nỡ tổn thương lấy một sợi tóc của chàng, thậm chí còn kéo chàng chạy trốn khỏi đám loạn binh.
Giai thoại ấy đủ để khẳng định dung nhan của Tử Cao động lòng tới mức nào. Thời bấy giờ, chàng là người trong mộng của vô số thiếu nữ, thậm chí có cả công chúa Trần triều. Nhiều cô gái từng thương nhớ họ Hàn này tới si dại đến nỗi ưu tư, thổ huyết mà qua đời.
Mối tình sét đánh với Hoàng đế Trần triều
Khi xảy ra loạn Hầu Cảnh, Hàn Tử Cao (lúc ấy còn tên là Man Tử) phải lưu lạc tới thành Kiến An. Giặc giã qua đi, chàng liền tìm cách trở về quê cũ. Ngay lúc này, mỹ nam tuấn tú ấy có cuộc gặp gỡ định mệnh với Trần Tây – người trở thành Trần Văn Đế sau này.
Lúc bấy giờ, Trần Tây đang đảm nhiệm chức Thái thú Ngô Hưng. Vừa gặp Hàn Tử Cao tới xin giấy thông hành về quê, ông đã si mê chàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Ông nói: "Ngươi chi bằng theo ta, cùng ta hưởng vinh hoa phú quý sau này?"
Hàn Tử Cao thấy người trước mặt anh dũng, phi phàm, liền gật đầu đồng ý. Trần Tây liền ban tặng cho chàng cái tên Hàn Tử Cao (thay cho tên cũ là Man Tử).
Kể từ đó, Hàn Tử Cao trở thành tình nhân của Trần Tây. Họ bắt đầu những ngày tháng sống với nhau như vợ chồng.
Sinh thời, Hàn Tử Cao vốn cung kính, cẩn thận, siêng năng hầu hạ. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình tuyệt mỹ, chàng mỹ nam này còn tinh thông võ nghệ, giỏi bắn cung, cưỡi ngựa, trở thành cánh tay đắc lực bên người Trần Tây.
Họ ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, ngày đêm không xa cách. Chỉ một lời nói của Tử Cao, Trần Tây đã nổi giận và tiêu diệt cả dòng họ Vương Tư Mã, dẫn tới kết cục Lương triều bị tuyệt diệt, triều Trần được kiến lập.
Trần Tây rất mực sủng ái Tử Cao, luôn giữ mỹ nam bên cạnh. Ông nói: "Nếu sau này làm vua, ta muốn lập ngươi làm hoàng hậu, nhưng hai ta đồng tính, chỉ sợ thiên hạ gây phiền toái cho ngươi."
Lúc bấy giờ, Tử Cao dập đầu đáp: "Xưa có nữ vương, nay ắt có nam hậu. Nếu như chúa công có ơn, tôi dẫu chết cũng cam lòng."
Sau khi đánh bại triều Lương, lập nên nhà Trần, Trần Tây lên ngôi trở thành Trần Văn Đế. Vẫn giữ lời hứa năm xưa, ông ngỏ ý muốn lập Hàn Tử Cao làm nam hoàng hậu.
Chỉ tiếc thánh chỉ còn chưa bàn, triều đình đã cật lực phản đối. Quần thần đều cho rằng một người đàn ông như Hàn Tử Cao không có tư cách để ngồi lên ngai vị mẫu nghi thiên hạ.
Vừa mới lên ngôi, hoàng quyền còn chưa vững, Trần Văn Đế dù vô cùng yêu thương Tử Cao, nhưng cũng đành nhượng bộ đám công thần khai quốc mang nặng tư tưởng cổ hủ ấy.
Nhưng ngay cả khi chưa một lần được sắc phong, Hàn Tử Cao vẫn luôn là hoàng hậu duy nhất trong lòng vị vua si tình của Trần triều. Cho tới ngày nay, các sử gia Trung Quốc vẫn luôn dùng cụm từ "Nam hoàng hậu" khi nhắc tới chàng mỹ nam này.
Năm 566, Trần Văn Đế bệnh không dậy được, Hàn Tử Cao là người duy nhất được kề cận ông trong những ngày cuối đời. Sau khi Văn Đế băng hà, Tử Cao bị ban cho tội chết. Khi ấy, chàng mỹ nam tuấn kiệt chỉ mới 30 tuổi.
Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã tìm ra ngôi mộ được cho là của Trần Văn Đế. Người Trung Quốc vốn coi trọng âm dương cân bằng, khi tạc tượng thường tạc một đực, một cái. Nhưng điều kỳ lạ là trước mộ của ông lại có một đôi tượng kỳ lân đều là đực.
Có lẽ, vì không thực hiện được lời hứa sắc phong hoàng hậu lúc còn sống, nên Văn Đế đã tạc đôi tượng này để khẳng định tình yêu của mình cho Hàn Tử Cao.
Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận không ít những cuộc tình đồng tính của các bậc đế vương phong kiến. Nhưng người đàn ông duy nhất từng đề xuất ra khái niệm "nam hoàng hậu" và được đề cử cho ngai vị này lại chỉ có một mình Hàn Tử Cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?