Hé lộ mới về hài cốt và thân thế bí ẩn của Christopher Columbus, người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ
Tại sao Gia Cát Lượng luôn cầm chiếc quạt lông vũ bên người ngay cả khi ra trận hay lúc sắp chết? Hóa ra nguồn gốc và bí mật của nó không hề tầm thường / Tào Tháo từng đánh chết người mình yêu thích nhất vì sĩ diện, thái độ sau đó mới khiến thiên hạ phải khiếp sợ
Nếu từng đến thăm thành phố Barcelona của Tây Ban Nha, chắc chắn, bạn sẽ bị ấn tượng bởi một tượng đài cao hơn 60 mét ở bến cảng Port Vell của thành phố. Tượng đài có chân đế hình bát giác, xung quanh đó là các bức phù điêu mô tả cảnh thiên sứ đang bay lượn.
Dựng trên đó là một chiếc cột đá cao 40 mét, và trên đỉnh chiếc cột đá, người ta đặt một bức tượng bằng đồng cao 7,2 mét, điêu khắc hình ảnh một người đàn ông mặc Âu phục, hai mắt nhìn xa xăm, một tay chỉ về phía bên kia bờ Đại Tây Dương, tay còn lại cầm một cuộn bản đồ.
Đó chính là Christopher Columbus, người được mệnh danh là nhà hàng hải vĩ đại nhất thế giới, người đã tìm ra Châu Mỹ.
Cuộc hải trình vĩ đại nhất lịch sửCâu chuyện về Christopher Columbus dẫn chúng ta quay ngược trở lại khoảng thời gian của thế kỷ 15. Khi các cường quốc phong kiến ở Châu Âu thi nhau mở rộng hoạt động thương mại xuyên lục địa, họ đã để ý tới những thị trường rộng lớn ở Châu Á.
Bởi Châu Á nằm ở phía đông, người Châu Âu sẽ phải dựa vào các tuyến đường trên bộ, băng qua Trung Đông để tới được Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Mặc dù vậy, tuyến đường này thường xuyên bị kiểm soát bởi các toán cướp, các quốc gia Hồi Giáo hoặc Đế chế Mông Cổ, khiến hoạt động giao thương trở nên đắt đỏ và nguy hiểm.
Bối cảnh này thôi thúc các cường quốc Châu Âu phải tìm kiếm ra một tuyến đường mới để đến Châu Á, tốt nhất là băng qua đại dương không thuộc quyền sở hữu của ai cả. Các thủy thủ Bồ Đào Nha khi đó đã tìm thấy một tuyến đường vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Châu Phi để tới Ấn Độ.
Nhưng con đường này quá dài làm hải trình tốn rất nhiều thời gian. Do đó, vào những năm 1490, một số nhà thám hiểm Châu Âu, bao gồm cả Christopher Columbus, tin rằng bởi Trái Đất hình cầu, họ có thể giong buồm đi về phía tây Địa Trung Hải, rồi cứ thế băng qua Đại Tây Dương là sẽ tới được Châu Á.
Để kiểm chứng điều đó, Columbus đã thuyết phục được hai "nhà tài trợ thiên thần" là nhà vua Ferdinand II và hoàng hậu Isabella I của Tây Ban Nha, cung cấp thuyền, thủy thủ cùng lương thực và vũ khí cho mình thực hiện một chuyến hải trình băng qua Đại Tây Dương.
Vào ngày 3/8/1492, ông chính thức rời cảng Palos để thực hiện chuyến khám phá vĩ đại của mình. Columbus chỉ huy con thuyền Santa Maria, cùng hai thuyền nhỏ khác là Nina và Pinta với tổng cộng thủy thủ đoàn 90 người.
Họ đi tới một hòn đảo thuộc địa ở phía nam Tây Ban Nha, trước khi chính thức băng qua Đại Tây Dương. Chuyến hải trình kéo dài rõng rã 2 tháng trên biển, trước khi một thủy thủ của tàu Nina phát hiện ra đất liền vào ngày 12/10/1492.
Đó là một hòn đảo thuộc Bahamas ngày nay, nhưng ngay khi đặt chân xuống đó, Columbus đã tuyên bố hòn đảo thuộc sở hữu của triều đình Tây Ban Nha. Ông tự đặt tên cho nó là San Salvador, trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "Thánh Cứu Thế", rồi tiếp tục đi về phía nam để tìm thấy những hòn đảo tiếp theo thuộc Cuba, Haiti và Cộng hòa Dominica ngày nay.
Tin rằng tất cả những miền đất ấy đều thuộc Ấn Độ ở Châu Á, Christopher Columbus đã quay trở lại Tây Ban Nha để báo tin mừng, không mảy may biết mình đã tìm ra một lục địa hoàn toàn mới.
Di sản gây tranh cãi
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp như người hùng. Vua Ferdinand II ngay lập tức phong cho Columbus làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở "Ấn Độ" mà ông tuyên bố đã khám phá ra được.
Sau đó, ông tiếp tục thực hiện tổng cộng 4 cuộc hải trình tới eo biển Trung Mỹ để thiết lập chế độ thuộc địa ở các vùng đất này, nơi mà Columbus vẫn tin là vùng ngoại vi của Châu Á.
Tại các hòn đảo này, Columbus đã xây dựng các pháo đài, sử dụng vũ lực để bắt thổ dân địa phương phải cống nạp vàng. Theo lệnh của Columbus, mỗi thổ dân trên 14 tuổi phải nộp một lượng vàng tương đương một chiếc chuông nhỏ mỗi tuần.
Điều đó đẩy thổ dân Châu Mỹ đến chỗ căm phẫn nhưng không thể làm gì được. Đến mức cùng quẫn, họ đã đi phá các kho bánh của người Tây Ban Nha, rồi tự tử bằng cách nhịn đói, ăn rễ cây độc hoặc thậm chí nhảy khỏi vách đá.
Một số nhà sử học nhận định về di sản của Christopher Columbus nói rằng ông ấy là một bậc thầy trên biển, nhưng là thảm họa trên đất liền. Thực tế là chế độ cai trị của Columbus không hề đem lại hiệu quả. Lượng vàng mà ông mang về từ các thuộc địa ở Châu Mỹ quá ít ỏi, khiến ngay cả nhà vua Tây Ban Nha cũng không hài lòng.
Dần dần, Columbus bị thất sủng, ông bị tước chức Toàn quyền. Đến năm 1504, người ủng hộ đắc lực nhất cho những chuyến hải trình của ông là Nữ hoàng Isabella qua đời. Columbus đã hy vọng di chúc của Nữ hoàng sẽ ban cho ông quyền sở hữu các quần đảo ở Tây Ấn Độ, nhưng hy vọng này cuối cùng đã tan biến.
Cuộc đời Columbus xuống dốc kể từ đó. Cho tới ngày 20/5/1506, Columbus qua đời một cách thê lương, không có tài sản, không có quyền lực, và không còn vinh dự.
Mặc dù vậy, vinh dự của Columbus đã được phục dựng lại khi những người hậu thế của ông ở Châu Âu tiếp tục khám phá Tân Thế Giới để phát hiện ra đó không phải Ấn Độ. Cả một lục địa mới đã mở ra bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu.
Đó là kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá thuộc địa ở Châu Mỹ. Nhờ có con đường mà Columbus khai phá, Châu Âu mới giải quyết được mọi vấn đề của mình, từ sự gia tăng dân số, nguồn vàng và tài nguyên vật liệu khan hiếm.
Các thuộc địa Châu Mỹ đã trở thành cái nôi cho nền kinh tế và khoa học, công nghiệp ở Châu Âu phát triển. Columbus vì vậy có thể là biểu tượng cho sự bóc lột người dân bản địa ở Châu Mỹ, nhưng lại là người hùng của cả Châu Âu.
Một bằng chứng cho điều đó là có tới 25 ngôi làng ở Châu Âu nhận Christopher Columbus là "thành hoàng" của mình. Họ đều tuyên bố Christopher Columbus được sinh ra ở đó, và từng là một người con ở đó.
Bí ẩn nguồn gốc xuất thân của Christopher ColumbusTheo các tài liệu chính thống, Christopher Columbus sinh năm 1451 tại thành phố Genoa, một vùng đất thuộc nước Ý ngày nay. Tên khai sinh của ông theo tiếng Ý là Cristoforo Colombo. Cha của Columbus tên là Domenico Colombo, làm nghề dệt len và bán hàng nhỏ. Còn mẹ ông là Susanna Fontanarossa, xuất thân từ một gia đình tiểu thương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Bức tranh đắt nhất lịch sử Việt Nam có giá hơn 70 tỷ, được vẽ bởi một họa sĩ tài hoa lừng danh
Miền Nam được tính từ tỉnh nào?