Khám phá

Hé lộ mưu sĩ đáng sợ nhất Tam Quốc: Khiến Tào Tháo e sợ không dám xưng đế, Gia Cát Lượng còn thua vài bậc

Gia Cát Lượng tài giỏi, nhưng chưa đủ năng lực khiến Tào Tháo phải e sợ. Ở Thục Hán, có một mưu sĩ khiến người đứng đầu Tào Ngụy phải run sợ hơn.

Kì tài số 1 Tam Quốc, Gia Cát Lượng không bằng, Tào Tháo Tôn Sách muốn giết, nhưng cuối cùng vẫn sống tới hơn trăm tuổi / 'Đệ nhất háo sắc' thời Tam quốc: Tào Tháo thua xa, tuổi 75 vẫn sung mãn như trai tráng

Lưu Bị là một trong những nhân vật đặc biệt giỏi chiêu mộ nhân tài thời Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ở Thục Hán thời đó có rất nhiều nhân vật đáng gờm, ngoài ngũ hổ tướng còn có dàn mưu sĩ kiệt xuất kề cận. Trong số đó, Gia Cát Lượng đã quá nổi tiếng, đến mức nói về mưu sĩ thời Tam Quốc gần như ai cũng nhắc về ông. Tuy nhiên, dưới trướng Lưu Bị lúc bấy giờ còn có một nhân vật “khủng” hơn nữa, có sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

phap-chinh-5

Ảnh minh họa

Trang Sohu của Trung Quốc có một bài phân tích nhận về khá nhiều hưởng ứng. Theo đó, nhà Thục Hán có một mưu sĩ gian xảo hơn Tư Mã Ý, khiến Tào Tháo vừa e ngại vừa muốn có được, Lưu Bị phải nhường nhịn vài phần. Người được nói đến là Pháp Chính.

phap-chinh-3

Năm xưa Tào Tháo không xưng đế phần cũng vì sợ Pháp Chính. Về phần Lưu Bị, để lập nên chính quyền Thục Hán nếu không có sự trợ giúp của Pháp Chính sẽ vô cùng khó khăn. Pháp Chính không phải dạng mưu sĩ như Gia Cát Lượng. Ngược lại, ông ta có phần gian xảo khi chính là người đã lập mưu giết chết Hạ Hầu Uyên.

Pháp Chính, tự Hiếu Trực. Dưới thời Tam Quốc, người này đã khuyên Lưu Bị đưa quân vào đất Thục, cuối cùng tạo nên đại nghiệp. Chưa hết, để giành được vùng Xuyên Thục, Lưu Bị ngoài được Gia Cát Lượng trợ giúp còn phải kể đến công lao của Pháp Chính.

phap-chinh-1 (1)

Năm 219, Tào Tháo và Lưu Bị giao chiến tại Hán Trung. Tình thế giằng co, bất phân thắng bại mãi. Đến thời điểm mấu chốt, Pháp Chính đã nghĩ ra kế sách cho Lưu Bị, đánh bại đối thủ lại còn khiến cho Hạ Hầu Uyên chết dưới dao của Hoàng Trung.

 

Trên đường lui binh, Tào Tháo đã phải cảm thán: “Ta vốn không tin là Lưu Bị có tài cán tới như thế. Nhưng bên cạnh y hiện đã có người tài (chỉ Pháp Chính)”. Trận thua năm đó khiến Tào Tháo hao tâm tổn sức, sinh bệnh nhiều năm rồi mất.

phap-chinh-4

Nói về Pháp Chính, Tào Tháo từng không ngần ngại bày tỏ sự tiếc nuối: “Ta có được anh hùng của cả thiên hạ, chỉ duy nhất Pháp Chính là ta không có được!”.

Dưới trướng Lưu Bị, Pháp Chính là người phụ trách chủ nội. Năm 220, ông ta qua đời, trở thành sự mất mát rất lớn với Lưu Bị. Người đứng đầu Thục Hán đã khóc thương mưu sĩ hàng đầu của mình suốt nhiều ngày trời.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm