Khám phá

Hé lộ sự thật rùng rợn phía sau ngôi mộ 17 người gần Vạn Lý Trường Thành

DNVN - Gần hai thập kỷ sau khi phát hiện một ngôi mộ tập thể kỳ lạ gần tuyến phòng thủ phía Bắc Vạn Lý Trường Thành, bức màn bí ẩn cuối cùng cũng được vén lên, hé lộ một chương bi thảm trong lịch sử chiến tranh phương Đông.

Chấn động với tác phẩm nghệ thuật 200.000 năm tuổi, dấu tích của một loài người khác? / Hai “thây ma vũ trụ” phát nổ: Mảnh vỡ cổ đại đang nằm rải rác khắp Trái Đất

Theo trang Ancient Origins, ngôi mộ được phát hiện tại khu vực từng là tiền tuyến quân sự của nhà Hán, gần những công sự phía Bắc vĩ đại, có thể là tàn tích còn sót lại của Thọ Hương Thành một pháo đài huyền thoại từng tồn tại nhưng vị trí thực tế từ lâu đã thất lạc trong lịch sử.

Tượng đất mô tả những người lính nhà Hán của Trung Quốc - Ảnh: Mary Harrsch

Tượng đất mô tả những người lính nhà Hán của Trung Quốc - Ảnh: Mary Harrsch

Bên trong mộ, các nhà khảo cổ phát hiện hài cốt của ít nhất 17 người, nằm lẫn lộn trong tình trạng cực kỳ thương tâm. Các bộ xương cho thấy họ đã chết trong những hoàn cảnh bạo lực và khủng khiếp nhất cơ thể không còn nguyên vẹn, có dấu vết bị tra tấn hoặc sát hại dã man từ khoảng 2.000 năm trước.

Trong suốt nhiều năm, thân thế và số phận của những người này là một câu đố đau thương chưa có lời giải. Nhưng mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Cát Lâm, Đại học Lan Châu (Trung Quốc), Đại học Tổng hợp Ulaanbaatar (Mông Cổ) và Viện Khảo cổ học Nga đã kết hợp sức mạnh của khoa học hiện đại và tư liệu cổ để vén bức màn quá khứ.

Trên tạp chí khoa học danh tiếng Journal of Archaeological Science, nhóm công bố kết quả phân tích DNA và đồng vị sinh học từ xương các nạn nhân. Kết quả cho thấy: tất cả họ đều là binh sĩ nhà Hán, nhiều khả năng đã bị giết bởi các chiến binh Hung Nô kẻ thù truyền kiếp của Hán triều.

Cuộc chiến dai dẳng giữa hai cường quốc Đông Á nhà Hán và người Hung Nô từng kéo dài suốt 222 năm, từ năm 133 TCN đến năm 89 SCN. Những trận chiến ác liệt, sự trả đũa và thù hận tích tụ qua nhiều thế hệ đã khiến chiến tranh vượt qua giới hạn của quân sự trở thành những cuộc thảm sát.

 

Các phân tích đồng vị cho thấy chế độ ăn uống của các nạn nhân mang đặc trưng của xã hội nông nghiệp nhà Hán – hỗn hợp giữa thực vật và thịt. Trong khi đó, người Hung Nô cư dân thảo nguyên lại sống chủ yếu nhờ vào thịt và sản phẩm từ sữa.

Pháo đài Thọ Hương nơi ngôi mộ được khai quật có thể chính là một trong những thành trì cuối cùng trong hệ thống phòng thủ của nhà Hán trước sự tấn công không ngừng nghỉ từ phương Bắc. Ngày nay, khu vực này được gọi là di chỉ Bayanbulag, nằm trong lãnh thổ Mông Cổ.

Phát hiện này không chỉ cung cấp manh mối quý giá về một cuộc chiến cổ đại đã bị lãng quên, mà còn nhắc nhở chúng ta về cái giá của chiến tranh nơi con người, dù là chiến binh hay tù binh, đều có thể trở thành nạn nhân của sự tàn nhẫn vô hạn.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm