Hé lộ “thành trì sinh tồn” 250 triệu năm tuổi giữa tận thế sinh học lớn nhất lịch sử
CLIP: Bò Tây Tạng tung cú húc trời giáng, báo tuyết bay ngược để cứu con non / Mưa đá: Hiện tượng thời tiết dữ dội từ bầu trời
Theo trang Live Science, các nhà khoa học quốc tế vừa công bố một khám phá gây sửng sốt: một hệ sinh thái cổ đại ở Tân Cương vẫn sống sót qua “Đại tuyệt chủng kỷ Permi” sự kiện tàn khốc nhất trong lịch sử địa chất, vượt xa cả vụ tuyệt chủng khủng long sau này.
250 triệu năm trước, siêu lục địa Pangea đang trong quá trình phân tách. Một thảm họa núi lửa khổng lồ tại Siberia được gọi là Siberian Trapsđã phun trào dữ dội, giải phóng một lượng carbon dioxide khổng lồ vào khí quyển. Kết quả là khí hậu toàn cầu biến đổi nghiêm trọng: Trái Đất nóng lên nhanh chóng, đại dương bị axit hóa, các chuỗi thức ăn sụp đổ và gần như mọi dạng sống đều bị xóa sổ.
Chống lại quy luật của sự tận diệt, một vùng đất tại Tân Cương đã duy trì được một hệ sinh thái tương đối ổn định. Những hóa thạch thực vật được tìm thấy tại đây trong lớp đá tro có chứa tinh thể zircon đã được định tuổi chính xác trùng với thời điểm xảy ra đại tuyệt chủng.
Dưới lớp trầm tích cổ đại, các nhà khoa học phát hiện ra một hệ thực vật đáng kinh ngạc: các khu rừng hạt trần, loài dương xỉ sinh bào tử, cùng nhiều loài cây có rễ sâu, thân ngầm, tuổi thọ cao và khả năng sản sinh hạt mạnh mẽnhững đặc điểm lý tưởng để chống chịu với môi trường khắc nghiệt.
Dẫn đầu nghiên cứu là Giáo sư Wan Yang từ Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ), nhóm nghiên cứu cho rằng đặc điểm khí hậu và địa lý đặc biệt của khu vực này chính là chìa khóa. Dù ngày nay là sa mạc khô cằn, nhưng vào thời kỳ đó, Tân Cương từng là vùng đất ngập tràn sông hồ, nằm cách bờ biển cổ đại không xa và khí hậu chỉ hơi khô một ốc đảo xanh giữa đại hoang mạc chết chóc của thế giới.
Cây cối sống sót đồng nghĩa với khả năng tồn tại của các loài động vật, bởi thức ăn và môi trường sống vẫn đủ duy trì một chuỗi sinh thái thu nhỏ.
Khám phá này không chỉ hé mở quá khứ sống động của Trái Đất mà còn gợi ý rằng có thể đã tồn tại nhiều "ốc đảo sinh tồn" khác trong các thời kỳ đại tuyệt chủng. Khí hậu trên cạn không biến đổi đồng đều như đại dương và một số khu vực ôn đới, ẩm ướt có thể là nơi trú ẩn cuối cùng cho sự sống.
“Thành trì” ở Tân Cương không chỉ là bằng chứng cho sự kiên cường của sự sống mà còn là lời nhắc nhở mạnh mẽ: trong cả những thời khắc tăm tối nhất của hành tinh, sự sống vẫn có thể tìm được đường để tiếp tục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị sư tử ngoạm chặt cổ, linh cẩu vẫn có màn thoát thân siêu ngầu
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Miền đất nay là Tân Cương - Trung Quốc có thể từng là một "thành trì chống tận thế" trong sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Nhị Điệp - Ảnh minh họa: LIVE SCIENCE