Hệ Mặt Trời có đến…110 hành tinh?
Phát hiện thế giới trong gương: Một "thiên hà chứa Trái Đất" khác / Thiên hà chứa bong bóng khổng lồ bắn tia vũ trụ vào Trái Đất
Công trình mới công bố do Đại học Central Florida (Mỹ) đứng đầu đã xem xét dữ liệu từ hơn 200 nghiên cứu trước đó và vô số các dữ liệu mới nhất trong công cuộc thám hiểm không gian của loài người, chỉ ra nhiều lổ hổng trong định nghĩa "hành tinh" của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) năm 2006.
Sẽ có rất nhiều thiên thể trong Hệ Mặt Trời được công nhận là một hành tinh nếu áp dụng định nghĩa mới này - Ảnh: THE PLANETARY SOCIETY
Định nghĩa của IAU năm 2006 từng gây thay đổi lớn trong cách nhìn của con người về Hệ Mặt Trời và gây nhiều tranh cãi: Cho rằng Sao Diêm Vương, thiên thể trước đó luôn được coi là hành tinh thứ chín của hệ mặt trời, không phải là một hành tinh đủ chuẩn. Từ đó, Hệ Mặt Trời được coi như chỉ có 8 hành tinh.
Nhà khoa học hành tinh Philip Metzger, thuộc Viện Vũ trụ Florida (cơ quan thành viên của Đại học Central Florida), người từng nhiều năm công tác ở NASA, chỉ ra tính không hợp lệ của phán quyết "giáng cấp" Sao Diêm Vương: Nó chỉ được dựa trên một ấn phẩm có từ năm 1802, và ấn phẩm cổ này lại dựa trên các lý do không được chứng minh.
Nghiên cứu mới cho rằng định nghĩa về một "hành tinh" nên được xây dựng dựa trên các thuộc tính nội tại bền vững của nó và bác bỏ cách xác định dựa trên các đặc tính có thể thay đổi mà IAU đã dùng, ví dụ như động lực quỹ đạo.
Theo đó, ông Philip Metzger cho biết một thiên thể nên được gọi là hành tinh nếu nó đủ lớn để lực hấp dẫn của nó cho phép nó là một hình cầu ổn định, điều kiện tiên quyết để nó có thể tiến hóa với các hoạt động địa chất phức tạp.
Nhóm nghiên cứu phân tích trường hợp Sao Diêm Vương: hoạt động địa chất của nó thậm chí sống động hơn cả Sao Hỏa. Xét trong toàn Hệ Mặt Trời, chỉ có mỗi Trái Đất là có hoạt động địa chất phức tạp hơn đó. Sao Diêm Vương cũng sở hữu đầy đủ những thứ mà một hành tinh có thể có như đại dương ngầm, khí quyển nhiều tầng, các hợp chất hữu cơ, bằng chứng về các hồ cổ đại, nhiều mặt trăng xung quanh…
Sao Diêm Vương là thiên thể phức tạp thứ hai về mặt địa chất trong Hệ Mặt Trời, chỉ sau Trái Đất - Ảnh: ALAMY STOCK PHOTO
Theo định nghĩa mới này, sẽ có khoảng 110 đối tượng trong Hệ Mặt Trời đủ chuẩn hành tinh, bao gồm một số thiên thể trước đây được coi như hành tinh lùn và Mặt Trăng, bao gồm mặt trăng của chúng ta, một số Mặt Trăng nổi tiếng của Sao Mộc, Sao Thổ đang được xem là "miền đất hứa" của công cuộc tìm kiếm sự sống không gian, hành tinh lùn Ceres, Charon…
Ông Metzger khẳng định thêm rằng tuyên bố của IAU là cẩu thả, trong khi đồng tác giả Kirby Runyon cho rằng tuyên bố năm 2006 là "một tuyên bố lịch sử sai lầm".
Nhóm nghiên cứu cho biết định nghĩa của họ nắm bắt những kiến thức phổ biến đã hiện diện từ lâu trong cộng đồng khoa học hành tinh. Các hiểu biết mới đây cho chúng ta thấy có khá nhiều thiên thể trong Hệ Mặt Trời có các đặc tính tương tự Trái Đất, bao gồm nước và vật liệu hữu cơ, cho dù nó chỉ được coi như một Mặt Trăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách