Heracles - người anh hùng mang 2 dòng máu thần thánh và phàm nhân
Những sinh vật kỳ quái từng xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp / Bát Kỳ đại xà Orochi – Quái vật đình đám trong thần thoại Nhật Bản đã bị tiêu diệt như thế nào?
Heracles là con trai của một người phụ nữ phàm trần Alcmene với thần Zeus - vua của các vị thần, người anh hùng vĩ đại nhất của Hy Lạp. Sự nổi tiếng của Heracles thậm chí còn lan đến cả La Mã cổ đại, đến mức Commodus và Maximian, hai trong số các Hoàng đế La Mã sau này, đã sử dụng những hình tượng giống ông cho các bức chân dung chính thức của mình. Vua Commodus tin rằng ông là tái sinh của Hercules còn Maximianus thì lấy biệt danh là Herculius.
Sự thù hận mà vợ của Zeus - nữ thần Hera - bộc phát trong quá trình nuôi dưỡng Heracles đã có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời ông. Hera luôn được miêu tả là người vợ ghen tuông khi chồng ngoại tình nhưng sự thù hận của bà đối với Alcmene và Heracles dường như lại đặc biệt sâu sắc hơn rất cả. Nguyên nhân có lẽ là vì Alcmene là một phàm nhân, không giống với những nữ thần mà chồng bà hay ngoại tình.
Quả thực, người phụ nữ phàm trần này rất đặc biệt với Zeus. Ông thậm chí còn ra lệnh cho thần mặt trời Helios ngủ trong ba ngày, kéo dài một đêm thành ba đêm để có thể gần gũi Alcmene nhiều nhất có thể. Sau khi đóng giả làm chồng của cô là Amphitryon, Zeus đã làm tình với người phụ nữ này và kết quả là sự ra đời của Heracles. Đáng nói, vì Amphitryon thật đã đã trở lại vào buổi tối hôm đó và làm tình với Alcmene nên Heracles sau đó mới mang hai dòng máu một thần thánh và một phàm nhân.
Heracles sở hữu sức mạnh phi thường và bất tử nhờ bú trộm sữa của nữ thần Hera. Vợ của Zeus ghét đứa con riêng của chồng này đến mức đã saisai hai con rắn bò vào nôi của Heracles để mổ chết cậu bé. Kì lạ là sau đó, Heracles cầm hai con rắn trên hai tay và bóp cổ chúng cho tới chết. Lớn lên, Heracles vô cùng hứng thú với các môn võ nghệ nhưng lại dở khoa học và nghệ thuật. Sau khi trên núi với thầy Chiron - nhân mã từng dạy dỗ biết bao nhân tài của đất Hi Lạp, Heracles dần thuần thục võ nghệ lẫn cung tên và năm 18 tuổi, anh đã xuống núi giúp đỡ dân thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'