Khám phá

Hiện tượng đối nghịch với Déjà vu: Jamais vu là gì? Tại sao chúng ta phải cảnh giác với nó?

Khi bạn nhìn vào một từ quá lâu, bạn sẽ thấy từ đó dần dần "tan ra" và mất đi ý nghĩa. Đó là một ví dụ của Jamai vu.

Hé lộ lý do con người có 5 ngón tay chứ không phải 4 hay 6 / Hé lộ 5 người thông thạo 72 phép Thiên Cang trong Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không 'yếu' nhất, số 1 không có gì bất ngờ

Có thể bạn đã biết về hiện tượng Déjà vu, đó là khi bạn trải qua một điều gì đó mà cứ ngỡ rằng mình đã trải nghiệm nó một lần trước đây rồi. Ví dụ như khi bạn lần đầu bước vào một quán café hoàn toàn mới, nhưng lại cảm giác hình như mình đã từng tới đó trước đây rồi. Bạn từng gặp đúng nhân viên phục vụ đó, gọi đúng đồ uống đó và chọn đúng chỗ ngồi đó.

Déjà vu sẽ khiến bạn có cảm giác ký ức của mình hoặc đã bị đánh cắp, hoặc bạn đang lạc vào một thế giới song song, nơi mà bạn có thể biết trước tương lai.

Thế nhưng, giống như hầu hết mọi người chỉ biết trái nghĩa với "đói" là "no" mà không biết trái nghĩa với "khát" là gì, có một hiện tượng đối nghịch hoàn toàn so với Déjà vu, thường nằm dưới hiểu biết phổ thông của chúng ta: Jamais vu.

"Jamais vu" là hiện tượng trải nghiệm một thứ gì đó bạn đã biết, từng rất quen thuộc nhưng lại có cảm giác mới lạ hoặc siêu thực.

Ví dụ, bạn đã bao giờ nhìn vào khuôn mặt của một người quen và đột nhiên thấy người đó trở nên xa lạ như mới gặp lần đầu chưa? Hoặc bạn đột nhiên thấy đường tới công ty, thang máy hoặc hành lang phòng họp hôm nay cứ như là mới được sửa lại?

Giống như Déjà vu, Jamais vu có thể xảy ra từ các "lỗi" đồng bộ thần kinh trong não bộ. Nhưng hiện tượng này khá bất thường và mang tính chất nguy hiểm hơn nhiều so với Déjà vu.

Trong khi một số tình huống Jamai vu khá vô hại và vui vẻ, chúng có thể khiến ca sĩ quên lời bài hát trên sân khấu, khiến bạn gọi nhầm tên vợ của một người bạn hoặc đọc sai chính tả một từ thông dụng, hãy tưởng tượng tới một số tình huống sau đây:

Một phi công khi đang ở trong buồng lái máy bay và bị ảnh hưởng bởi Jamai vu. Đột nhiên các thao tác với anh ta trở nên cực kỳ xa lạ. Anh ta có thể phản ứng chậm chạp hoặc nhầm lẫn thứ tự gạt công tắc dẫn tới các tình huống nguy hiểm, thậm chí, gây ra một tai nạn hàng không.

Khi bạn đang lái xe, nhất là trên đường cao tốc, việc bị hút vào không gian phía trước kính lái và dòng chảy của cảnh vật hai bên cửa sổ có thể kích hoạt Jamai vu. Bạn có thể bị đãng trí và nhất thời quên đi vị trí của chân ga và chân phanh.

Không cần phải nói, rõ ràng, Jamai vu như thế thì rất nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiện tượng đó?

Hiện tượng đối nghịch với Déjà vu: Jamais vu là gì? Tại sao chúng ta phải cảnh giác với nó?- Ảnh 1.

Hiệu ứng bị hút vào đường cao tốc có thể khiến bạn bị nguy hiểm.

Hãy thử một thí nghiệm nhỏ với Jamai vu

Nếu bạn nghĩ mình chưa từng trải nghiệm Jamai vu, hãy nhớ lại thời còn đi học xem mình có từng bị chép phạt hoặc từng học từ vựng tiếng Anh bằng cách chép chúng thật nhiều dòng hay không?

Một nhóm các nhà khoa học Pháp tại Đại học Grenoble Alpes đã chứng minh họ có thể tạo ra trải nghiệm Jamai vu trong phòng thí nghiệm nhờ vào việc bắt các tình nguyện viên "chép phạt" như vậy. Và họ sau đó đã nhận được một giải Ig Nobel.

Thí nghiệm được tiến hành như sau: 94 tình nguyện viên là các sinh viên đại học đã được yêu cầu viết đi viết lại một từ trên giấy càng nhanh càng tốt. Trong quá trình viết, tình nguyện viên được nói rằng họ được phép dừng lại bất cứ khi nào ho có cảm giác muốn dừng lại, và vì bất cứ nguyên nhân nào, từ việc cảm thấy kỳ lạ, buồn chán cho đến khi thấy mỏi tay.

Trong quá trình này, các nhà khoa học đã thống kê tới 70% số lần dừng lại của tình nguyện viên là vì họ cảm thấy hiện tượng kỳ lạ, khi từ mà họ chép dường như trở nên rất lạ lẫm. Nó khiến tình nguyện viên thậm chí nghi ngờ từ đó không có thật, và nếu nó có thật thì liệu họ có đang chép sai chính tả một từ rất thông dụng hay không?

"Càng nhìn vào những từ ngữ lâu thì chúng càng mất đi ý nghĩa của chúng", một tình nguyện viên cho biết. Trong khi đó, một người báo cáo:"Tay tôi chỉ chép liên tục và mất kiểm soát, cho tới khi tôi nhận thấy có gì đó sai sai ở đây. Từ tôi chép có vẻ như không đúng, nó trông giống như một từ nhưng hình như nó không có nghĩa gì cả. Tôi nghĩ liệu ai đó đã lừa tôi rằng đó là một từ có nghĩa hay không?".

 

Hiện tượng đối nghịch với Déjà vu: Jamais vu là gì? Tại sao chúng ta phải cảnh giác với nó?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này bắt đầu xuất hiện sau khoảng 1 phút "chép phạt", và tình nguyện viên chép được khoảng 33 từ. Càng các từ quen thuộc thì hiện tượng này xảy ra càng nhanh. Ví dụ như với từ "the", một mạo từ phổ biến nhất trong Tiếng Anh, tỷ lệ xuất hiện trạng thái kỳ lạ này là 55% và sau 27 lần chép nó lặp lại.

"Hiện tượng được tạo ra trong thực nghiệm này có liên quan đến những trải nghiệm không quen thuộc trong thế giới thực", các nhà khoa học viết trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Memory. "Chúng tôi nghĩ rằng những trải nghiệm này chính là Jamai vu".

Tại sao Jamai vu lại xảy ra?

Thí nghiệm của các nhà khoa học Đại học Grenoble Alpes đơn giản là lặp lại những gì mà Margaret Floy Washburn, một nhà tâm lý học người Mỹ đã thực hiện vào năm 1907. Trong đó, Washburn cũng từng yêu cầu các tình nguyện viên nhìn chằm chằm vào một từ nào đó trong vòng 3 phút.

Các tình nguyện viên sau đó báo cáo cảm giác các từ ngữ quen thuộc này trở nên kỳ lạ, bị tách rời ra khỏi nhau và mất đi ý nghĩa vốn có của chúng.

 

Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này có liên quan dến một khái niệm gọi là "sự suy luận vô thức" được đề xuất bởi nhà vật lý Hermann Helmholtz vào thế kỷ 19. Nó cho rằng trực quan của con người không hoàn hảo, nhưng não bộ sẽ vô thức suy luận những thứ đôi mắt nhìn thấy để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh, và việc suy luận đó có thể đúng và cũng có thể sai.

Quá trình này đã xảy ra không ngừng nghỉ từ khi chúng ta sinh ra. Ví dụ, ai nhìn lên bầu trời cũng sẽ vô thức nghĩ mặt trời đang chuyển động, cho đến khi chúng ta được học rằng chính Trái Đất mới là thứ chuyển động xung quanh Mặt Trời.

Hiện tượng đối nghịch với Déjà vu: Jamais vu là gì? Tại sao chúng ta phải cảnh giác với nó?- Ảnh 3.

Nicolaus Copernicus, nhà thiên văn người Ba Lan từng tự hỏi: "Có đúng là Mặt Trời quay quanh Trái Đất không?".

Khi chúng ta đọc và tiếp nhận ngôn ngữ, bộ não đang ở trong trạng thái suy luận vô thức. Tuy nhiên, khi nhìn lâu và đọc đi đọc lại một từ, trạng thái này bị gián đoạn. Não bộ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về sự "có thật" của từ đó, giống như Nicolaus Copernicus, nhà thiên văn người Ba Lan từng tự hỏi: "Có đúng là Mặt Trời quay quanh Trái Đất không?".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm