Hiện tượng khoa học gây 'lú' mang tên ảo giác tần số: Khi bạn học được điều gì đó mới, chúng bỗng xuất hiện khắp nơi!
Du khách thích thú vì hiện tượng "tóc dựng đứng" khi đang ngắm biển, thực chất nguy hiểm đang rình rập! / Hé lộ 3 hiện tượng kỳ lạ được cho là điềm báo trước cái chết đầy bí ẩn của hoàng đế Tần Thủy Hoàng
Hiện tượng Baader-Meinhof là cái tên lạ hoắc đối với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, nó chỉ là cái tên chính thức của một hiện tượng "gây lú" mà ai cũng từng trải qua, nhưng lại không dám thừa nhận vì nghĩ mình chỉ đang tưởng tượng. Ví dụ đơn giản để hiểu hiện tượng này là khi bạn học một từ mới - đặc biệt là từ nước ngoài - đột nhiên bạn bắt gặp chúng ở khắp nơi. Hiện tượng bạn đang trải qua còn được biết tới bằng cái tên Việt hóa là "ảo giác tần số", và nó hoàn toàn có thật.
Hiện tượng ảo giác tần số
Hiện tượng Baader-Meinhof thường được gọi là "ảo giác tần số", là một thuật ngữ được tạo ra bởi nhà ngôn ngữ học Arnold Zwicky để giải thích cảm giác rằng một thứ gì đó trở nên thường xuyên hơn sau khi bạn biết về nó.
Hiện tượng này cũng được áp dụng trong các lĩnh vực như kinh doanh, marketing, nhằm đánh vào tâm lý khách hàng.
Điều xảy ra khi bạn học được điều gì đó mới
Giả sử bạn học một từ mới. Nó có thể là bất kỳ từ nào. Nhưng bạn dần nhận thấy rằng, một khi nó đi vào não của bạn, bạn bắt đầu nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi. Nó có thể là trong tạp chí, trang web, hoặc thậm chí là sách bạn đang đọc, nhưng bạn sẽ bắt đầu chú ý đến nó ngày càng nhiều. Tại sao mọi người lại sử dụng từ này một cách đột ngột? Tại sao nó không xuất hiện trước đây, không được bạn chú ý đến? Nó có phải là một thuật ngữ tiếng lóng thời thượng, lâu năm không? Chắc là không. Khi biết điều mới mẻ mình mới học lại được sử dụng nhiều và phổ biến đến thế, bạn đang trải nghiệm hiện tượng Baader-Meinhof, hay ảo giác tần số.
Sự chú ý có chọn lọc là một phần của hiện tượng
Một trong những thay đổi trong tâm lý và não bộ của bạn khi một điều gì đó mới là sự chú ý có chọn lọc Chúng ta có khả năng xoay xở và điều chỉnh các giác quan, sự tập trung của mình để hướng đến những gì thực sự quan trọng. Sau khi học được một thứ gì đó mới, bộ não sẽ ngay lập tức dành sự tập trung cho nó, khiến bạn chú ý đến nó nhiều hơn. Bạn sẽ nhận ra điều mình mới học không phải "tự dưng xuất hiện khắp nơi", mà là đã có sẵn ở đó, chỉ là bộ não của bạn quá bận bịu để nhận ra.
Bộ não con người yêu thích các "mô hình"
Do sự chú ý có chọn lọc và nhận thức của mỗi người, chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy những gì mình học được ở khắp mọi nơi. Não bộ chúng ta đặc biệt yêu thích tìm kiếm và tạo ra các "mô hình", chẳng hạn như khi nghe nhạc, bộ não sẽ tìm cách tái tạo "mô hình" của các giai điệu và dự đoán xem giai điệu tiếp theo là gì - đây cũng là một lý do bạn sẽ nhanh chán những bài hát phát đi phát lại nhiều lần, vì não bộ đã thuộc nó.
Trên thực tế, bộ não của chúng ta thậm chí có thể tạo ra các mô hình chưa từng tồn tại trước đây nhờ thông tin mới mà nó nhận được. Đây là một trong những cách giải thích về hiện tượng tâm lý dễ "gây lú" này.
Hiện tượng Baader-Meinhof không hẳn là một điều xấu
Ảo giác tần số là một hiện tượng thú vị, nhưng nó không gây ảnh hưởng tới cuộc sống chúng ta hay gây ra những trở ngại tâm lý. Thực tế, nhiều người nghĩ việc bắt gặp nhiều lần một bài hát mới khám phá ra, một từ ngữ mới học được, hay một trò chơi bạn mới bắt đầu chơi, đều là những trùng hợp đầy thú vị mà bất kỳ ai cũng gặp phải.
- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng