Khám phá

Hình ảnh ngoạn mục về vụ nổ Big Bang

Các nhà khoa học đã sử dụng phần mềm máy tính chuyên dụng để tạo ra những hình ảnh gần giống nhất về vụ nổ Big Bang khai sinh ra vũ trụ.

Bí ẩn phi thuyền người ngoài hành tinh 'áp sát' trạm vũ trụ quốc tế / Chiêm ngưỡng khoảnh khắc trạm vũ trụ ISS bay ngang qua Mặt Trời

Hình ảnh tái dựng bằng máy vi tính này cho thấy sự vận động của các hạt trong những thử nghiệm tại CERN. Ảnh: Barcroft Media

Theo tờ Daily Mail, các bức hình tái dựng bằng máy vi tính về những vụ nổ hạt trên trông giống như ảnh chụp một cuộc trình diễn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đêm. Chúng là kết quả của các thử nghiệm mô phỏng vụ nổ Big Bang do các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) - nơi đặt máy gia tốc hạt lớn ở Geneva, Thụy Sỹ, tiến hành.

Khi các hạt va chạm với tốc độ của ánh sáng trong môi trường chân không lạnh hơn -271 độ C, chúng tạo nên một cuộc trình diễn ngoạn mục của ánh sáng, sức nóng và vận động theo các kiểu mẫu phức tạp. Ảnh: Barcroft Media

Trong nỗ lực nhằm xác định chính xác việc vũ trụ được hình thành như thế nào, các nhà khoa học đã tái tạo những vụ nổ hạ nguyên tử - giống những gì có thể đã xảy ra quanh khoảng thời gian vụ nổ Big Bang - bằng cách sử dụng các hạt có kích thước nguyên tử của chì. Họ bắn các hạt chì xuyên qua một máy gia tốc dài 25,7km với tốc độ của ánh sáng và khi các hạt va chạm trong chân không lạnh hơn -271 độ C, chúng tạo nên một cuộc trình diễn ngoạn mục.




Hướng của các đường kẻ thể hiện sự vận động của các hạt sau khi va chạm. Màu sắc biểu trưng cho cường độ của chúng, ví dụ như màu vàng cường độ thấp và màu đỏ là cường độ cao. Ảnh: Barcroft Media

Christine Sutton - phát ngôn viên của CERN cho biết: "Khi hai ion chì va chạm, các hạt cơ bản như pion (một trong các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử) sẽ bị bắn ra ngoài. Những hạt hạ nguyên tử như vậy bao gồm cả các khối xây dựng cơ bản của nguyên tử và phổ biến trong vũ trụ. Vì vậy, thông qua quá trình nghiên cứu chúng, chúng ta có thể biết nhiều hơn về cấu tạo của vũ trụ cũng như việc vũ trụ đã bắt đầu như thế nào".

Khi các nhà khoa học CERN sử dụng 9.300 nam châm để cho 2 ion chì siêu nhanh va chạm với nhau và phát nổ, năng lượng được giải phóng có sức nóng gấp 100.000 lần mặt trời. Ảnh: Barcroft Media

"Chúng tôi đã tiến hành đo đạc các dấu vết cho thấy sự tồn tại và vận động của các hạt. Bạn không thể nhìn thấy các hạt mà chỉ là những dấu vết còn sót lại, giống như vệt do máy bay tạo thành. Các chuyên gia vật lý đã tô màu những dấu vết này. Ví dụ, màu xanh lam có thể đại diện cho mức năng lượng cao hơn còn màu đỏ biểu trưng cho mức năng lượng thấp hơn", bà Sutton nói thêm.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm