Hình dáng con người vào năm 2100 thay đổi thế nào nếu dùng nhiều smartphone?
Tranh cãi về lai lịch thật sự của Christopher Columbus / Thời gian chỉ là một ảo tưởng của con người, điều gì sẽ xảy ra nếu điều đó sụp đổ?
Mô hình này có tên gọi là “Quý cô Mindy”, mô tả hình dạng con người vào năm 2100, với một cái bướu sau lưng, nhóm cơ cổ cũng tổn thương do ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính và vươn cổ để nhìn vào điện thoại thông minh.
Theo Caleb Backe, một chuyên gia sức khỏe tại tổ chức Maple Holisstics, sử dụng hàng giờ đồng hồ nhìn vào điện thoại sẽ làm cổ của bạn bị cứng và làm xương sống lệch. Tiếp đến, các cơ ở cổ làm việc quá sức hỗ trợ phần đầu của bạn. Ngồi hàng giờ trước máy tính cũng làm cho phần thân của bạn bị kéo về phía trước hông nhiều hơn khi ngồi thẳng.
Sự thay đổi của Mindy không dừng ở đó. Phần xương sọ của cô trở nên dày hơn để bảo vệ não khỏi các phát xạ sóng radio phát ra từ điện thoại thông minh.
Các nghiên cứu lý thuyết gần đây chỉ ra rằng, cách sống thiếu vận động dẫn đến bộ não con người bị giảm khả năng. Trên mô hình 3 chiều, phần não của Mindy ngắn lại, bàn tay của cô cũng có hình dạng co quắp do tư thế cố định và khuỷu tay có xu hướng gập 90 độ bởi tư thế cầm điện thoại.
"Cách chúng ta cầm điện thoại có thể gây áp lực ở một số điểm tiếp xúc, tạo ra "bàn tay móng vuốt" và "khuỷu tay 90 độ", còn gọi làhội chứng ống cổ tay", bác sĩ Djordjevic ở công ty Med Alert Help nói.
Thay đổi cuối cùng trên cơ thể của Mindy là mắt 4 mí để lọc ánh sáng dư thừa từ các thiết bị công nghệ. Kasun Ratnayake từ Đại học Toledo khuyến nghị rằng sự tiến hóa căn bản này có thể hạn chế lượng ánh sáng gây hại cho mắt.
Con người có thể phát triển một mí mắt lớn hơn ở bên trong để hạn chế ánh sáng quá mức hoặc con ngươi cũng có thể tiến hóa sao cho nó chỉ ngăn chặn tia sáng xanh chiếu tới, mà không hạn chế ánh sáng có bước sóng dài như ánh sáng xanh lá, vàng hay đỏ.
Dù mô hình Mindy là cực đoan và được thiết kế gây sốc, nhưng nó cung cấp một hình ảnh trực quan về sự thay đổi của cơ thể theo các nghiên cứu khoa học.
Theo Jason O’Brien, giám đốc điều hành trang mạng TollFreeForwarding.com, công nghệ mang lại cho chúng ta sự thuận tiện, kết nối, giải trí và nhiều thức khác nhưng đó cũng là sự đánh đổi. Lạm dụng công nghệ có thể gây tổn hại tới sức khỏe của chúng ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán