Hóa ra 'Người Dơi' từng xuất hiện trong truyền thuyết của người Maya cổ 2500 năm trước, được thờ phụng như một vị thần
Camazotz, mang ý nghĩa ‘dơi tử thần" trong ngôn ngữ Kʼiche của người Maya, là một sinh vật có nguồn gốc cổ xưa trong thần thoại Mesoamerican. Theo mô tả của người Maya, đây là một con vị thần có thân hình giống người, đầu dơi cùng chiếc mũi giống như một lưỡi dao đá
Đáng chú ý, giống như các quái vật khác như Người Thằn Lằn, Người Dê, Carmazotz thường được người Maya gọi bằng cụm từ ‘Người Dơi’ (Batman) thay vì ‘Thần Dơi’ (Batgod), nhằm ám chỉ đây như loài sinh vật bí ẩn, đáng sợ và thường làm hại con người.
Trong tín ngưỡng Maya, "Camazotz" được khắc họa như một quái vật/ thần linh hùng mạnh, cư ngụ dưới địa ngục Xibalba, liên kết với đêm, cái chết và sự hy sinh.Sự sợ hãi và sùng bái của cư dân Châu Mỹ đối với Camazotz giải thích cho việc vì sao hình ảnh sinh vật này thường xuất hiện phổ biến trong mỹ thuật và văn học Maya.
Theo Popol Vuh, một văn thư thần thoại của người Maya cổ đại, Camazotz ẩn náu trong một hang động được gọi là Zotzilaha (nhà của dơi). Nó nghe lệnh từ Vua địa ngục để sát hại những kẻ đi lạc vô tình quấy nhiễu giấc ngủ của các vị thần Âm Ty. Ngoài ra, Camazotz cũng là một trong 4 ma thú chịu trách nhiệm quét sạch loài người trong thời đại của mặt trời đầu tiên.
Tuy nhiên, trong con mắt của khoa học hiện đại, một số các học giả nghiên cứu nền văn minh Maya đều tin rằng, hình ảnh Camazotz thực chất được truyền cảm hứng từ loài dơi lớn thông thường. Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng sinh vật này bắt nguồn từ hóa thạch của loài dơi khổng lồ hút máu vốn đã tuyệt chủng trong kỷ Pleistocene hoặc Holocene, cách đây từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn năm trước công nguyên.
Thực tế, sự phổ biến của truyền thuyết Người Dơi khổng lồ Camazotz khiến nhiều nhà khảo cổ đề xuất giả thuyết người Maya cổ đã thực sự có những cuộc chạm trán với các sinh vật lớn thuộc họ dơi. Năm 1988, hóa thạch của loài Dơi Quỷ (Desmodus Draculae) được phát hiện ở tỉnh Mongas của Venezuela.
Sau đó 12 năm, thêm một hóa thạch Dơi Quỷ khác được tìm thấy tại Honduras cho thấy hình dáng một con dơi khổng lồ có kích thước lớn hơn 30 % so với giống dơi Desmodus Draculae thông thường. Các con dơi thuộc loài Desmodus Draculae thường có sải cánh trung bình vào khoảng 50 cm nhưng hóa thạch dơi khổng lồ Honduras lại có sải cánh lên tới gần 80 cm. Các nhà khoa học đã đặt tên cho loài này là Dơi Quỷ khổng lồ.
Bản thân hình ảnh của Dơi Quỷ khổng lồ cũng được tìm thấy trong rất nhiều di chỉ, tài liệu ở bán đảo Yucatan, Belize, miền bắc Brazil, Guatemala, Honduras và Venezuela. Đây đều là những khu vực từng là lãnh thổ của đế chế Maya cổ đại.
Năm 2000, một chiếc răng của Dơi Quỷ khổng lồ đã được tìm thấy ở Argentina. Với chiếc răng lớn, lời dơi này hoàn toàn có khả năng giết người bằng một phát cắn vào cổ. Dơi Quỷ khổng lồ sống cho đến kỷ Pleistocene hoặc thời kỳ cuối của kỷ Holocen. Nhiều khả năng, con người cổ đại tại khu vực Châu Mỹ đã từng chạm trán với chúng. Sự sợ hãi của họ với sinh vật này đã tạo ra hình ảnh Camazotz, một người dơi khổng lồ vô cùng đáng sợ trong truyền thuyết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý