Khám phá

Hoá thạch nhện cổ đại chết 110 triệu năm nhưng đôi mắt vẫn… phát sáng trong bóng tối

Những con nhện cổ đại thường không hóa thạch dễ dàng như các loài động vật có xương sống khác. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã vô cùng phấn khích tìm thấy 10 hóa thạch nhện hoàn toàn mới trong một khu vực chưa được khám phá có tên là hệ tầng Jinju.

Thú vị vua Heo và Trạng Lợn trong truyện dân gian Việt Nam / Ấn Độ phát hiện hơn 1.000 quả rocket từ thế kỷ 18

Hệ tầng Jinju là một khu vực địa chất ở Hàn Quốc từ thời đại Trung sinh, tồn tại trong khoảng từ 252 đến 66 triệu năm trước. Nhóm hóa thạch mới này được các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu vùng cực Hàn Quốc và Đại học Kansas tìm thấy trong đá phiến, đã tăng số lượng nhện được biết đến trong hệ tầng Jinju từ chỉ 1 lên 11.

Hoá thạch nhện cổ đại chết 110 triệu năm nhưng đôi mắt vẫn… phát sáng trong bóng tối - 1
Hoá thạch nhện cổ đại có đôi mắt vẫn phát sáng.

Đặc biệt hơn, hai trong số những con nhện được tìm thấy thậm chí còn có đôi mắt vẫn phản chiếu ánh sáng sau 110 triệu năm sau khi chúng chết.

Paul Selden, nhà địa chất tại Đại học Kansas, cho biết: "Những con nhện này được bảo tồn trong những vệt bùn kỳ lạ trên tảng đá tối, điều rõ ràng ngay lập tức là đôi mắt khá to của chúng được đánh dấu rực rỡ với các đặc điểm hình lưỡi liềm. Tôi nhận ra đó là một cấu trúc phản chiếu trong mắt đảo ngược, nơi ánh sáng chiếu vào và được đưa trở lại võng mạc”.

Cấu trúc này hỗ trợ tầm nhìn ban đêm giống như mắt mèo trông cực kỳ sáng trong bóng tối.

Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là lần đầu tiên tìm thấy những hoá thạch nhện vô cùng độc đáo.

Selden giải thích: "Trong những con nhện, những con mà bạn nhìn thấy với đôi mắt rất to là những con nhện nhảy, nhưng đôi mắt của chúng là đôi mắt bình thường trong khi nhện sói vào ban đêm, bạn có thể thấy đôi mắt của chúng phản chiếu dưới ánh sáng như loài mèo”.

 

Hầu hết các loài nhện cổ đại được phát hiện trong hổ phách vì nó giúp bảo tồn cơ thể mềm mại của loài nhện.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nếu những con nhện này, được đặt tên là Koreamegops samsiki và Jinjumegops dalingwateri, đã được tìm thấy trong hổ phách, thì khả năng cấu trúc đặc biệt có thể đã bị hỏng từ lâu.

"Chúng không có vỏ cứng nên chúng rất dễ phân rã. Đó phải là một tình huống rất đặc biệt khi chúng bị cuốn vào một vùng nước. Thông thường, chúng sẽ trôi nổi. Nhưng ở đây, chúng bị chìm và điều đó khiến chúng tránh xa vi khuẩn đang phân hủy”, Selden phỏng đoán.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm