Hòa Thân “Đệ nhất quan tham” trong lịch sử Trung Hoa
'Bóc mẽ' các chiêu trò lấy lòng dân của vua chúa Trung Hoa / Từ Hy Thái Hậu yêu thích một món ăn đến mức sử dụng liên tục suốt 10 năm, khi biết được thành phần đã xử tử đầu bếp ngay lập tức
Hòa Thân - Đệ nhất quan tham
Hòa Thân, còn có tên khác là Hòa Khôn, tự Trí Trai, nguyên tên là Thiện Bảo thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu. Ông sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22/2/1799 và là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long.
Thuở nhỏ, do quan hệ bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như các đóng góp cho triều đình.
Được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước. Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có tương truyền rằng "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Ông ta đặt ra luật "Nghị tội ngân" - lấy bạc để chuộc tội, nên quan lại trở nên tham nhũng khủng khiếp.
Có người ví rằng: Lòng tham vô đáy của Hòa Thân tựa nạn đại dịch hoành hành khắp nơi khiến không ít quan lớn, quan bé đều bị “lây nhiễm” và ra sức tham nhũng.
Vì sao Càn Long hết sức sủng ái Hòa Thân
Sở dĩ Hòa Thân có thể vươn lên đỉnh cao của quyền lực rồi làm mưa làm gió như vậy là nhờ sự sủng ái đặc biệt của Hoàng đế Trung Hoa khi đó là Càn Long. Đối với Càn Long, Hòa Thân quan trọng đến mức ngày nào không gặp được Hòa Thân là Càn Long không chịu được.
Nam diễn viên Vương Cương trong vai Hòa Thân |
Dưới đây là những điều khiến Hoàng đế Càn Long đặc biệt sủng ái:
Tướng mạo đường đường.
Theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân.
Đương thời, Hòa thân có danh hiệu là đệ nhất tuấn nam Mãn Châu. Tiêu chuẩn dùng người thân cận của Càn Long là: Hoạt bát nhanh nhẹn, thông minh lão luyện, tướng mạo tuấn tú, trẻ trung xinh đẹp. Người mà có tướng mạo xấu xí khó lòng được Càn Long trọng dụng.
Học thức uyên thâm.
Khi còn đi học Hòa Thân vô cùng chăm chỉ và được coi là một nhân tài. Càn Long cả đời yêu thích thơ phú, Hòa thân thì thuộc lòng từng câu chữ, ý thơ hay thói quen dùng điển tích điển cố, cách gieo vần của Càn Long.
Am hiểu về quản lý tài chính.
Trước nội vụ phủ thường xuyên thu không đủ chi. Sau khi Hòa Thân nhậm chức tổng quản, nội vụ phủ đã dư dả. Ông ta không chỉ giỏi đánh sưu cao thuế nặng với các phú thương buôn bán lớn, các cơ sở sản xuất muối, những đại sứ ở biên ải hay các chính quyền địa phương các tỉnh, mà ông ta còn chủ trương thực hiện chính sách “Nghị tội ngân” ( luận tội phạt tiền) tại triều. Tiền phạt của các quan viên từ các tỉnh ngày càng nhiều, trở thành một nguồn tài chính lớn chảy vào kim khố của hoàng đế, thỏa mãn mọi cuộc vui chơi của Càn Long.
Ảnh minh họa |
Tài xu nịnh hơn người.
Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác loác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hi. Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng. Đây chính là lý do Càn Long sủng ái Hòa Thân nhất. Và cũng gây nên những cuộc đấu chí không dứt với Lưu Dung.
Ngày tàn của ông quan tham....
Những vụ tham ô của Hòa Thân dần hé mở khi vua Càn Long thoái vị tháng 1/1796, và thiệt hại do nó gây ra giờ đã được lộ rõ.
Tuy nhiên, Càn Long vẫn tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước trong vai trò Thái thượng hoàng. Do đó, phải đến sau khi Càn Long qua đời vào ngày 7/2/1799, hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu Hòa Thân.
Ngày 12/2/1799, Hòa Thân bị bắt cùng với Phúc Trường An. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản.
Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ, ngày 22 tháng 2, tha cho gia đình Hòa Thân, còn Phúc Trường An bị chém đầu.
Đây cũng là chuyện lạ với nhưng tội danh tày đình như thế, nguyên do có thể gắn với những báu vật bí ẩn trong cung của Hòa Thân.
Khi phá dỡ hai hòn giả sơn, triều đình phát hiện và tịch thu con tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy xanh, nhưng chữ Phúc (bút tích của chính vua Càn Long viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, không biết như thế nào lại lọt vào tay Hòa Thân) thì được tạc vào một khối đá lớn. Nếu phá khối đá thì chữ Phúc cũng tan, mặt khác do bút tích của vua Càn Long nên không ai dám động vào. Đó là điềm báo khiến vua Gia Khánh phải tha chết cho cả nhà Hòa Thân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?