Hòa thượng đi mua thịt cá vẫn được vua Tự Đức khen thưởng là ai?
Khám phá ngôi chùa Việt lâu đời nhất ở Thái Lan / Những ngôi chùa "xin con” nổi tiếng linh thiêng nhất Việt Nam
Chùa Từ Hiếu tọa lạc trên vùng đất rộng chừng 8 mẫu, xung quanh là những đồi thông tĩnh mịch bao bọc; bên chùa còn có khe nước chảy tạo thêm cảnh thơ mộng, tươi mát.
Chùa ban đầu chỉ là một am nhỏ thờ Phật được hòa thượng Nhất Định cho xây dựng. Vị hòa thượng này tên là Nguyễn Văn Nội, quê ở tổ Bích La, huyện Đăng Xuyên, tỉnh Quảng Trị (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), xuất gia tu hành từ thuở nhỏ tại chùa Linh Quang, tôn hòa thượng Phổ Tĩnh làm thầy và được đặt pháp tự là Nhất Định.
Ông nổi tiếng là người đạo hạnh, thông hiểu kinh sách. Có thời gian ông tu hành ở chùa Báo Quốc, rồi được vua Minh Mạng ban cho coi giữ chùa Linh Hựu (có tài liệu thì chép ông vốn là tăng cang ở chùa Giác Hoàng).
Dù là người xuất gia, nhưng hòa thượng Nhất Định không quên nghĩa vụ đạo hiếu của người làm con. Vì còn có mẹ già, không nỡ để mẹ cô đơn không nuôi dưỡng mà đi tu, lại thấy cần tìm một chốn tĩnh mịch, thanh tịnh vừa thích hợp cho sự ẩn cư của người mẹ, vừa phù hợp với việc tu hành, tìm đạo giải thoát, kinh kệ hàng ngày.
Do đó, khi thấy một nơi sơn thủy thanh cao trên một quả đồi nhỏ ở làng Dương Xuân Thượng, ngoại thành kinh đô Huế, hòa thượng liền xin vua Thiệu Trị cho thôi làm tăng cang, được phê chuẩn, Ngài mừng quá đã làm hai câu thơ:
Hạnh phùng tấu đắc nhưng hồi lão,
Nhất bát cô thân vạn lý du.
Nghĩa là:
Già rồi may được vua thương,
Một thân, một bát bốn phương du hành.
Tuy viết vậy, nhưng thực ra ngay sau đó hoà thượng về cõng mẹ già 80 tuổi, lặn lội lập am nương náu. Tại đây, Ngài vừa rau cháo qua ngày, vừa nuôi dưỡng, săn sóc thân mẫu vốn rất thường đau yếu, bởi thế mới lấy tên am là An Dưỡng. Năm đó là năm Qúy Mão (1843) vua Thiệu Trị (1841-1847) triều Nguyễn.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì am được dựng trên nền của một ngôi chùa cũ đã đổ nát: "Chùa ở xã Dương Xuân có nền cũ chùa xưa, năm Thiệu Trị thứ 3 [1843] cung giám Châu Phước Năng lạc quyên trùng tu…". Như vậy am An Dưỡng sau được trùng tu, mở rộng thành chùa sau đó không lâu.
Chùa Từ Hiếu.
Đến triều Tự Đức (1848-1883), có thời gian mẹ của Hòa thượng Nhất Định lâm trọng bệnh, sức khỏe giảm sút; thầy thuốc đến khám cho hay bà bị suy nhược cơ thể vì ăn uống kham khổ, thiếu thốn chất dinh dưỡng và khuyên nên cho người bệnh ăn thịt cá để thuyên giảm, sớm hồi phục.
Thương mẹ, nên từ đó cứ chiều chiều người ta thấy hòa thượng chống gậy đi bộ tìm xuống chợ Bến Ngự mua được cá, treo trên đầu gậy trúc, đem về am nấu cháo hầu thân mẫu, nhờ đó mà mẹ Ngài mới qua được cơn hiểm nghèo, lần hồi bệnh thuyên giảm...
Cũng vì thường xuyên xuống chợ mua cá mà hòa thượng bị người đời xì xào bàn tán dị nghị thành mang tiếng này nọ, chê cười đã đi tu mà còn phạm giới. Không giải thích, không thanh minh, hòa thượng cứ cứ mặc tình để họ mai mỉa, chấp nhận tai tiếng mà vẫn chẳng lưu tâm, một lòng chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ cho đến khi bình phục.
Chuyện về ông sư phá giới ồn ào, lan khắp nơi rồi truyền vào trong cung cấm; vua Tự Đức liền sai người theo dõi, tìm hiểu sự thực hư ra sao và cuối cùng mới rõ ràng khi tỏ tường câu chuyện.
Vốn là người đạo hiếu, người thờ mẹ là Hoàng Thái hậu Từ Dũ rất chu toàn đạo, hiếm có xưa nay, vì thế nhà vua rất cảm động tấm lòng của hòa thượng Nhất Định với mẹ của mình, lập tức truyền cho tu bổ cảnh chùa, đồng thời đích thân ban biển ngự đề: "Sắc tứ Từ Hiếu tự"; cũng kể từ am An Dưỡng trở thành chùa Từ Hiếu, lưu danh đến ngày nay.
Lăng mộ các Thái giám triều Nguyễn trong khuôn viên chùa Từ Hiếu (Hình minh họa – Nguồn: huetourism.gov.vn)
Danh tiếng hòa thượng Nhất Định vang xa, người người đều kính trọng ông là bậc cao tăng không những đã có "Từ tâm", lại còn nặng lòng với "Hiếu đạo". Lúc bấy giờ, tuy chùa ở ngoại kinh thành, cảnh vật hoang sơ tịch mịch nhưng từ hoàng thân, đại thần cho đến dân chúng đã dần tìm đến lễ bái, công đức.
Thậm chí các quan thái giám trong triều, nghĩ mình khi qua đời không có người thờ tự, hương khói do đó họ cho rằng tốt nhất là ký thác thể xác và linh hồn mình vào ngôi chùa nổi tiếng vì được vua ban sắc, là nơi biểu tượng cho sự hiếu đạo. Thế là các quan Thái giám cùng góp tiền của, mua ruộng đất cúng vào chùa; lại quyên góp thêm, xin với vua cho trùng tu, xây dựng chùa Từ Hiếu thành ngôi chùa to lớn, đồ sộ, trang nghiêm.
Đời sau đến nơi đây, không chỉ tìm đến một chốn thiền môn, du ngoạn một ngôi chùa cổ với cảnh đẹp mà còn đến lễ Phật và để hiểu hơn về câu chuyện đạo hiếu, về một vị hòa thượng mà danh thơm lưu truyền cho ngôi chùa Từ Hiếu, qua đó thức tỉnh, giác ngộ hơn về lẽ sống, lẽ đời. Thật đúng như một câu đối ở chùa có nội dung như sau:
Từ Hiếu biểu huy xưng, nhân tâm thế đạo, hữu quan Phạm Vũ chung thanh tuyên đại giác,
Dương Xuân đa mỹ cảnh, cổ sái danh tam, sở tại Như Lai tuệ nhật chiếu trung thiên.
Nghĩa là:
Từ Hiếu nổi danh thơm, lòng người đạo đời đều hợp; tiếng chuông chùa ngân nga làm chợt tỉnh giấc mơ,
Dương Xuân nhiều cảnh đẹp, tạo chùa cổ chốn thanh lam; trí tuệ Như Lai bừng sáng khắp cõi ba ngàn.
Hay như câu:
Từ Hiếu tứ gia danh, khuyến thiên hạ chị vi phụ, vi tử,
Dương Xuân thành Tịnh độ, vọng tư thế chi như thu, như đông.
Nghĩa là:
Từ Hiếu tạo tiếng thơm, khuyên thiên hạ cha con trọn đạo,
Dương Xuân thành cõi Phật, giúp người đời quên khổ quên đau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm