Hoạn quan nào trong lịch sử có tước hiệu… hoàng đế?
Trước khi chết, Quách Gia để lại di ngôn, Tào Tháo "phớt lờ": Hậu quả không thể cứu vãn! / Cả đời mưu lược, vì sao Tào Tháo nhất quyết không làm hoàng đế? Nguyên nhân số 1 thấm thía
Hoạn quan hay Thái giám vốn chỉ là quan trong nội đình, đương nhiên không có quyền can dự chính sự. Nhưng do là người thân cận Vua, được tin dùng sủng ái nên nhiều Hoạn quan đã tiện đà nắm luôn đại quyền chính trị, lũng đoạn triều cương, thậm chí phế lập Hoàng đế.
Lịch sử Trung Quốc từng chứng kiến nhiều trường hợp Hoạn quan chuyên quyền, tàn nhẫn, làm ra nhiều tội ác tày trời như Triệu Cao (Nhà Tần), Nhóm Thập thường thị (thời Tam Quốc), Ngụy Trung Hiền (nhà Minh) hay Lý Liên Anh (nhà Thanh)…
Nhưng ở phía đối diện, cũng có không ít những Hoạn quan tài đức, đứng về phe chính nghĩa. Và nổi bật nhất chính là câu chuyện về nhân vật sau đây bởi ông là Hoạn quan duy nhất trong lịch sử Trung Quốc cũng như Thế giới được truy tôn tước hiệu… Hoàng đế.
Tào Đằng, tự Quý Hưng (năm sinh - mất không có ghi chép cụ thể), người Tiêu Bái, chính thức nhập cung làm Hoạn quan thời vua Hán An Đế (107-126). Không chỉ là một trong những Hoạn quan phục vụ nhiều đời Vua nhất (tổng cộng qua 5 triều đại) trong lịch sử Trung Quốc, Tào Đằng còn được chính sử ghi nhận như một vị đại thần có nhiều công lao thời Đông Hán.
Thời Vua Hán Hoàn Đế (146-167), Tào Đằng được phong đến tận chức Đại trường thu, tước Phí Đình Hầu nhờ góp công trong việc lập Lưu Chí (cháu họ xa của Hán Chương Đế) lên làm vua – tức Hán Hoàn Đế - trong bối cảnh các đời vua Xung Đế, Chất Đế đều yểu mệnh không có người nối dõi truyền ngôi.
Trong thời gian phục vụ trong cung, Tào Đằng đã tiến cử nhiều nhân sĩ cho triều đình nhà Đông Hán như Ngu Phóng ở Trần Lưu, Biên Thiều, Diên Cố ở Nam Dương, Trương Ôn, Trương Miễn ở Hoằng Nông, Đường Khê ở Đồi Xuyên Đích… Ngay cả Chủng Cáo – một người từng nghi oan Tào Đằng nhận hối lộ sau đó cũng được ông đánh giáo cao năng lực – làm tới chức Tư đồ.
Về cơ bản Tào Đằng không chỉ là một Hoạn quan tuyệt đối trung thành qua các đời vua mà ông phụng sự mà còn là người nhân đức, lại kết giao rộng rãi, có ơn tiến cử với nhiều nhân sĩ trong triều Đông Hán và được người đương thời rất kính phục. Đấy là những thứ mà phàm kẻ là Hoạn quan hiếm khi có được.
Nhưng Hoạn quan tốt, trong lịch sử Trung Quốc cũng đâu phải là hiếm nên việc Tào Đằng được truy tôn Hoàng đế hàng chục năm sau khi mất dĩ nhiên không can hệ tới tài năng hay đức độ của ông lúc còn sống. Tào Đằng là Hoạn quan duy nhất xưa nay có được tước hiệu cao quý này là bởi những thành công chính trị tột bậc đời con cháu ông.
Tào Đằng, một hoạn quan, tức buộc phải tĩnh thân trước khi chính thức vào cung, thì lấy đâu ra con cháu nữa? Đúng là Tào Đằng không thể sinh con, nhưng ông có con nuôi. Con nuôi của Tào Đằng là Tào Tung, thuộc dòng dõ Hạ Hầu (tên thật là Hạ Hầu Tung), từng làm tới chức Thái úy thời Hán Linh Đế.
Mà Tào Tung chính là cha ruột của Tào Tháo. Táo Tháo, nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán, người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, tiền đề cho chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, thì danh tiếng quá lẫy lừng không ai không biết.
Năm Kiến An thứ 25 (220), Ngụy vương Tào Tháo chết, Vương thế tử Tào Phi kế nghiệp chức Thừa tướng nhà Hán, nhận danh hiệu Ngụy vương. Tháng 10 năm 220, Tào Phi ép Hán Hiến Đế Lưu Hiệp nhường lại ngôi vị, tự xưng là Ngụy Đế, trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy.
Tháng 5/226, Văn Hoàng Đế Tào Phi bệnh tình nguy kịch, trước khi chết đã hạ chiếu lập con trai mình là Bình nguyên vương Tào Duệ làm Hoàng Thái tử. Tào Duệ sau đó chính thức lên ngôi, lấy hiệu Minh Hoàng Đế, trị vì nhà Tào Ngụy từ 226 đến 239, tổng 11 năm.
Tào Duệ sau khi lên ngôi đã truy tôn Tào Đằng (tức đời kị của Duệ) thụy hiệu Cao Hoàng Đế, đời sau thường gọi là Ngụy Cao Đế. Đấy là toàn bộ câu chuyện có thật được ghi chép trong chính sử về việc vì sao một Hoạn quan như Tào Đằng, lại được truy tôn làm Hoàng đế cả trăm năm sau khi ông mất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ