Khám phá

Hoàng đế Chu Ôn và những quái chiêu "phòng the"

Chu Ôn được mệnh danh là hoàng đế hiếu chiến, tàn bạo, thậm chí là ông hoàng đa dâm bậc nhất Trung Quốc.

Những hoàng hậu dâm loạn “cắm sừng” hoàng đế đáng sợ nhất lịch sử / Mối tình kỳ lạ giữa hoàng đế Trung Hoa và bảo mẫu của mình

Hậu Lương Thái Tổ (giản thể: 后梁太祖; phồn thể: 後梁太祖), tên húy Chu Toàn Trung (朱全忠) (852–912), nguyên danh Chu Ôn (朱溫), sau khi tức vị cải thành Chu Hoảng (朱晃), là một nhân vật quân sự và chính trị vào cuối thời nhà Đường và đầu thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nguyên là một tướng lĩnh trong đội quân nổi dậy của Hoàng Sào, sau đó đầu hàng và trở thành một tiết độ sứ của nhà Đường. Đến năm 907, ông lật đổ triều Đường, trở thành hoàng đế của triều đại Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong Lịch sử Trung Quốc.

Chu Ôn kiểm soát được hầu hết khu vực trung tâm của Trung Hoa, song phần lớn các khu vực nay là Thiểm Tây, Sơn Tây, và Hà Bắc vẫn nằm ngoài tầm tay của ông, các khu vực này tương ứng thuộc về các nước kình địch là Kỳ, Tấn, và Yên. Hầu hết các chiến dịch cuối cùng của ông đều nhằm vào nước Tấn ở Sơn Tây, song gần như đều thất bại trước các quân chủ người Sa Đà - trước là Lý Khắc Dụng và sau là Lý Tồn Úc. Do tập trung vào việc thống nhất phương Bắc, Chu Ôn không thể tiến quân về phương Nam. Các thủ lĩnh ở phương Nam đa phần đều quy phục Chu Ôn trên danh nghĩa, ngoại trừ quân chủ nước Ngô và Tiền Thục.

Chu Ôn được mệnh danh là hoàng đế hiếu chiến, tàn bạo, thậm chí là ông hoàng đa dâm bậc nhất Trung Quốc.

Chu Ôn được mệnh danh là hoàng đế hiếu chiến, tàn bạo, thậm chí là ông hoàng đa dâm bậc nhất Trung Quốc.

Chu Ôn trị vì cho đến năm 912, khi ông bị hoàng tử Chu Hữu Khuê sát hại. Chu Hữu Khuê sau đó lại bị Chu Hữu Trinh lật đổ. Triều đại Hậu Lương tồn tại cho đến năm 923.

Hành trình lên ngai vàng của Chu Ôn

Lương Thái Tổ Chu Ôn là người huyện Đãng Sơn, Tống Châu thời nhà Đường. Do gia cảnh khó khăn nên Ôn cùng mẹ đến làm thuê cho một gia đình giàu có ở huyện Tiêu.

Cho tới năm 877, Chu Ôn 25 tuổi quyết định tham gia nghĩa quân của Hoàng Sào để kiếm cơm ăn. Do bản tính gian xảo, nịnh bợ nên Ôn ngày một leo cao hơn, rồi trở thành đại tướng dưới quyền của Hoàng Sào tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đường.

 

Năm 880, quân của Hoàng Sào vượt qua sông Hoài, chiếm được Lạc Dương. Năm 881, tiến vào kinh đô Trường An, vua Đường Hi Tông phải bỏ chạy sang Thành Đô, Tứ Xuyên. Sau khi lên ngôi, Hoàng Sào đã đặt tên nước là Đại Tề, đồng thời cho Chu Ôn làm Đồng Châu Phòng ngự sứ, dẫn quân Hà Trung.

Tuy vậy, do liên tiếp bại trận nên Chu Ôn sợ bị Hoàng Sào trách tội nên quay về hàng Đường. Sau đó, cùng vua Đường Đánh bại Đại Tề nên được phong làm Ngụy Vương, đổi tên Ôn thành Toàn Trung.

Khi ổn định sự nghiệp, Chu Ôn tỏ ra là một kẻ rất háo sắc. Tuy vậy, chỉ đến khi vợ chết đi thì vị vua này mới sống hoang dâmkhiến người cùng thời lên tiếng chỉ trích.

Đây là một Hoàng đế hoang dâm bậcnhất trong lịch sử Trung Quốc. Vì đối tượng của vị vua này là vợ của các quan trong triều. Thậm chí, ngay cả những cô con dâu cũng là một trong số những nạn nhân của Chu Ôn.

Vào năm Càn Hóa thứ 2, tức năm 912, Chu Ôn thua trận trở về thì bị bệnh nặng. Để chữa bệnh, Chu Ôn đã đến ở trong khu vườn Hội Tiết của một quan đại thần trong triều là Trương Toàn Nghĩa nhằmtránh nắng nóng. Tại đây, bao nhiêu thê thiếp của họ Trương đều bị vị hoàng đế này ép “hầu ngủ”. Thậm chí, người vợ bé của Trương Toàn Nghĩa cũng bị Chu Ôn ép phục vụ. Bức xúc tột cùng, con trai của Toàn Nghĩa đã cầm dao xông vào đòi giết Chu Ôn nhưng bị cha ngăn cản, vì sợ con phạm tội tày trời.

 

Qua tìm hiểu, Chu Ôn có 7 người con trai là Chu Dụ, con thứ lần lượt là Chu Khuê, Chu Chương, Chu Trinh, Chu Ung, Chu Huy, Chu Tư và Chu Kính và một người con nuôi tên là Chu Hữu Văn.

Khi người con trai cả chết thì theo lý con thứ hai là Chu Khuê được lên ngôi. Tuy vậy, Chu Ôn lại có phần nghiêng về người con nuôi Chu Hữu Văn. Chính vì vậy, có sự cạnh tranh khốc liệt của hai người con. Bằng những mánh khóe,Chu Hữu Văn và vợ mình đã giành được sự ưu ái tuyệt đốitừ Chu Ôn.

Năm 912, Chu Ôn ốm nặng, bệnh tình ngày một nguy kịch, ngai vàng buộc phải lựa chọn người kế vị, Ôn mới nói với Vương thị thông báo cho Chu Hữu Văn vào gặp để dặn dò chuyện hậu sự.

Sau đó, Chu Ôn nói với tể tướng Kính Tường rằng: "Chu Hữu Văn kế thừa ngôi báu, các Hoàng tử khác ta không lo, chỉ lo một mình Chu Khuê". Kính Tường là quân sư của Chu Ôn từ thời còn chinh chiến trên chiến trường, vì vậy, ông rất hiểu Hoàng tử Chu Khuê chẳng thua kém gì cha mình về sự gian xảo và phản trắc. Giờ đây, cách duy nhất để Chu Khuê không có cơ hội "giở trò" là phong cho Chu Khuê làm Thích sử Thái Châu, một vùng đất cách rất xa kinh thành Lạc Dương. Ông nghe nói vậy, cho rằng là phải sai người lập tức thảo chỉ dụ.

Thế nhưng, thông tin đã nhanh chóng đến tai khiến Chu Hữu Khuê quyết định lợi dụng đội quân cấm vệ bảo vệ Hoàng cung cùng với quân đội của những tay chân thân tín của mình phát động chính biến. Đêm ngày 18.7.912, Chu Hữu Khuê cùng quân xông vào tận giường của Chu Ôn ra tay giết chết vị vua hoang dâm này rồi chôn xác dưới nền của hậu cung, chấm dứt cuộc đời của vị hôn quân bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.

 

Theo Tú Linh/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm