Khám phá

Hoàng đế dâm loạn từng hoạn một cậu bé rồi cưới làm vợ

Nero Claudius Caesar không chỉ là vị hoàng đế tàn bạo, tham lam, mà còn nổi tiếng tà dâm khi có nhiều hành vi tình dục không trong sáng.

Sự thật về vệt sáng giống UFO xuất hiện trên bầu trời Mỹ / Sự thật về người từng điều khiển phi thuyền UFO?

Nero Claudius Caesar (15/12 năm 37 - 9/6/68), là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius, trị vì từ năm 54 tới 68. Nero được chú ông, hoàng đế Claudius nhận làm con nuôi và được thừa kế ngai vàng. Ông lên ngôi với hiệu Nero Claudius Caesar, ngày 13/10/54.
Cuốn sách 12 vị hoàng đế La Mã (tác giả là sử gia Caius Suetonius Tranquillus) khắc họa chân dung, những đóng góp cũng như những góc khuất trong con người các những nhân vật quyền lực của đế chế La Mã. Trong đó, chương VI cuốn sách nói về Nero Claudius Caesar - vị hoàng đế tàn bạo khiến cả thành Rome căm phẫn, và ăn mừng khi ông qua đời.
Vị hoàng đế tà dâm
Khi lên ngôi, Nero bắt đầu thể hiện sự nóng nảy, sự đố kị mù quáng, ưa xa hoa, tham lam và độc ác. Ban đầu Nero còn có chút dè dặt trong việc thể hiện những thói xấu ấy, nó giống như một vài phát ngôn, hành động ngông cuồng của tuổi trẻ. Tuy vậy, càng về sau, những điều xấu xa đó diễn ra nhiều tới mức mọi người coi rằng đó là bản tính của vị hoàng đế.
Khi những lời đồn thổi về thói xấu của hoàng đế lan truyền, Nero không buồn che đậy, mà ngang nhiên gạt bỏ mọi lớp ngụy trang, bày ra những tội ác khủng khiếp.
Hoàng đế thường có những buổi tiệc tùng kéo dài từ trưa đến nửa đêm. Để tỉnh táo, Nero tắm bằng nước ấm hoặc nước lạnh và tuyết. Để có những bữa tối nơi công cộng, hoàng đế cho đóng các lối vào những tụ điểm, đó là những bàn ăn có các gái điếm bình dân, các vũ nữ, những nghệ sĩ thổi kèn strumpet.
Ông thường xuyên xuôi dòng Tiber xuống Ostia, hoặc qua vịnh Baiae, nơi có nhiều chỗ giải trí như các nhà thổ, hàng ăn dựng lên dọc bờ biển, trong khi những người phụ nữ đứng vẫy gọi ông cập bến.
Nero được cho là lạm dụng các cậu bé, và ông cũng là nguyên nhân dẫn tới sự sa ngã của nhiều phụ nữ đã có chồng. Bên cạnh đó, ông còn cưỡng hiếp một trinh nữ Vestal có tên Rubria. Khi gặp Acte - một nữ nô lệ với vẻ đẹp mê đắm - Nero muốn kết hôn, và mua chuộc một vài cựu chấp chính quan để họ thề rằng Acte thuộc dòng dõi hoàng gia.
Nero còn cho hoạn một cậu bé tên là Sporus và cố gắng biến cậu ta thành một phụ nữ. Nero còn đi xa tới mức quyết định cưới cậu. “Đám cưới” thực hiện với tất cả những thủ tục thông thường cho một cuộc hôn nhân, tấm mạng che màu hồng dùng trong hôn lễ, đám tùy tùng hộ tống.
Khi nghi lễ này kết thúc, Nero đối xử với Sporus y như với một cô dâu tại nhà riêng, và coi cậu ta như vợ mình. Nero để Sporus ngồi cùng kiệu với mình đi quanh các cuộc hội họp trang nghiêm, những hội chợ của người Hy Lạp, đi qua phố Sigillaria - một con phố nhiều người lui tới ở Rome. Nero còn cho Sporus phục sức như một nữ hoàng, hôn cậu ta hết lần này đến lần khác khi họ cưỡi ngựa cùng nhau.
Một bức tranh thể hiện "trò chơi" điên cuồng của Nero. Ảnh: Fine Art America.
Một bức tranh thể hiện "trò chơi" điên cuồng của Nero. Ảnh: Fine Art America.
Sau khi làm ô uế mọi chỗ trên thân thể mình với đủ trò hư hỏng, trái tự nhiên, Nero còn bày ra một thú tiêu khiển dị thường. Trong đó, người chơi khoác lên mình bộ da của động vật hoang dã, phải tìm cách thoát khỏi một căn phòng nhỏ, sau đó, phải tấn công những bộ phận riêng tư nhất trên cơ thể của cả đàn ông lẫn phụ nữ, trong lúc họ bị buộc vào các cọc trói.
Khi thỏa mãn dục vọng điên cuồng, Nero sẽ hoàn thiện trò chơi bằng cách ăn nằm với cựu nô lệ Doryphorus (anh ta còn có tên khác là Pythagoras, đây cũng là một người mà Nero đã cưới về theo đúng cách mà ông đã cưới Sporus).
Nero tin rằng, chẳng người nào trên thế gian này là trong trắng hoặc không có bất kỳ phần nào trong con người là không ô uế cả; chẳng qua hầu hết mọi người đều che giấu thói xấu này, và đủ khôn ngoan để giữ bí mật về điều đó. Bởi vậy, với những người thẳng thắn thừa nhận thói tà dâm của mình, Nero sẵn sàng tha thứ các tội lỗi khác của họ.
Hoang phí, ưa bạo lực
Nero là kẻ bạo lực, thích đánh đấm, ẩu đả. Khi trời tối, ông thường đội mũ hoặc tóc giả để ngụy trang rồi tới các quán rượu và dạo chơi phố phường. Ông thường đánh đập những người đi trên đường, nếu họ phản kháng, ông sẽ khiến họ bị thương và quẳng họ xuống cống nước. Ông còn có cái thú tiêu khiển không ai lý giải được là vào các cửa hàng đập phá, cướp bóc, sau đó mở hẳn buổi đấu giá tại nhà để bán những đồ cướp được.
Có lần, Nero sàm sỡ vợ một nguyên lão, hoàng đế bị ông ta đánh cho thừa sống thiếu chết, suýt mất một đôi mắt và suýt mất mạng. Sau vụ đó, ông không ra ngoài một mình mà thường đem giám quân tháp tùng.
Ban ngày, Nero cải trang và đi kiệu tới nhà hát. Ở đó, ông không chỉ chứng kiến những vụ cãi cọ của các diễn viên mà còn khuyến khích chúng. Có lần, thấy các diễn viên đánh nhau, ông còn hăng hái tham gia và làm vỡ đầu một pháp quan.
Nero cho rằng cách tốt nhất để sử dụng của cải và tiền bạc là tiêu xài nó phung phí, ông coi tất cả những kẻ tiết kiệm là bần tiện và đáng thương, còn ai vung tay quá trán là người có tâm hồn cao quý, hào phóng.
Tranh của họa sĩ John William Waterhouse vẽ Nero hối hận sau khi giết mẹ mình.
Tranh của họa sĩ John William Waterhouse vẽ Nero hối hận sau khi giết mẹ mình.
Hoàng đế sống phung phí vượt mọi giới hạn. Ông tiêu tốn cho vua Tiridates 800.000 sesterce mỗi ngày, một con số không thể tin nổi. Khi vị vua này rời đi, hoàng đế La Mã còn tặng cho ông ta hơn một triệu sesterce. Với nghệ sĩ chơi đàn hạc Menecrates và đấu sĩ Spicillus, Nero ban tặng cho họ một khối lượng tài sản và dinh thự tương đương với những người từng được nhận niềm vinh dự của một lễ khải hoàn.
Nero không bao giờ mặc một bộ trang phục đến hai lần. Ông đặt cược tới 400.000 sesterce cho một lần ném xúc xắc. Hoàng đế cũng đánh cá bằng một cái lưới bằng vàng, với những dây kéo bằng lụa tím hoặc đỏ tươi. Ông không bao giờ đi du lịch với ít hơn 1.000 xe chở hành lý, các con la của hoàng đế được bịt móng bằng bạc, và người điều khiển mặc áo ngoài bằng vải Canusium tốt nhất, theo sau là vô số bộ binh và lính Mazacan tay đeo vòng, cưỡi trên những chú ngựa phục sức lộng lẫy.
Tốn kém nhất là Nero xây dựng các tòa dinh thự. Cung điện của hoàng đế kéo dài từ điện Palatium tới tận đồi Esquilinus, ban đầu ông gọi nó là "Hành lang", sau khi tòa nhà này bị thiêu rụi và phải xây dựng lại, nó có tên "Cung điện vàng".
Cung điện có những mái vòn cao đến 40 m, có thể đặt một bức tượng Nero khổng lồ. Không gian bên trong rộng rãi, dãy cột ba có độ dài gần một dặm, một hồ nước rộng như biển, bao quanh là các tòa nhà đại diện cho thành phố. Trong đó có các cánh đồng ngũ cốc, vườn nho, đồng cỏ, rừng cây, với một lượng lớn động vật cả hoang dã và đã thuần hóa. Một số khu vực của cung điện được dát vàng, trang trí bằng đá quý và khảm trai.
Các phòng ăn tối được uốn vòm, phần ngăn giữa trần nhà, khảm bằng ngà voi, được thiết kế có thể xoay được, và rắc hoa xuống, chúng cũng có ống dẫn để tưới dầu thơm lên các vị khách. Phòng dự tiệc chính có hình tròn, và có thể xoay liên tục bắt chước chuyển động của các thiên thể.
Hoàng đế còn xây dựng một hồ nước để tiếp nhận nước suối nóng từ Baiae, được dẫn qua một cầu máng kéo dài, với các phòng trưng bày xung quanh. Ông cũng xây một kênh đào để tàu thuyền có thể đi qua đây mà không cần phải trải qua một chuyến hải hành.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm