Hoàng đế Ung Chính, nhà Phật học lỗi lạc
Số phận trái ngược của 2 nữ nhân cùng tên được gả vào hoàng tộc: Người hồng nhan tri kỷ với Hoàng đế, người hồng nhan họa thủy bị công khai xử trảm / Bí mật ít biết về món ăn mang tên hoàng đế nổi tiếng nhất La Mã
Ung Chính cũng đã viết và soạn rất nhiều sách như: Giáo thừa pháp số, Viên Minh ngữ lục, Tập vân bách vấn, Luyện ma biện dị lục, Duyệt tâm tập, Phá Trần Cư Sỹ ngữ lục, Ngự tuyển ngữ lực ...
Hoàng đế Ung Chính (1678 – 1735) tên húy là Dận Chân, tại vị 14 năm từ 1722 đến 1735, là con thứ 4 của hoàng đế Khang Hy và là cha của hoàng đế Càn Long.
Sự thịnh vượng của ba đời Khang Hy, Ung Chính và Càn Long nhà Thanh có thể so sánh với sự thịnh vượng của nhà Hán và nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Rất ít người biết rằng, sự thịnh vượng đó có nguồn gốc sâu xa từ việc các vua đời Thanh tinh thông về tâm pháp của Thiền tông, mà đặc biệt là hoàng đế Ung Chính.
Ung Chính từ nhỏ đã thích đọc kinh sách Phật giáo, quảng giao Tăng chúng, tinh thông Phật lý. Vua học thiền với quốc sư Chương Gia và được quốc sư ấn chứng. Người đời sau công nhận vua là người duy nhất trong tất cả các hoàng đế Trung Quốc thực sự tham thiền chứng ngộ, đắc đại tự tại.
Sau khi Ung Chính lên kế vị, nhân những lúc rảnh việc triều chính, vua tự mình thăng tòa giảng kinh thuyết pháp, lấy hiệu là Viên Minh Cư Sỹ. Gần như họ hàng trong vương tộc, xa như hòa thượng và đạo sỹ, mọi người nườm nượp đến học kinh pháp với vua. Ung Chính đọc hết các ngữ lục của Thiền tông như Chỉ nguyệt lục, Chánh pháp nhãn tạng, Thiền tông chánh mạch, Giáo ngoại biệt truyền… và vào năm Ung Chính thứ 11 (1733) đã cho phát hành một tuyển tập ngữ lục Thiền tông có giá trị nhất thời bấy giờ là Ung Chính ngự tuyển ngữ lục.
Ung Chính còn là người biết trọng dụng cao Tăng vào việc quốc gia đại sự. Ông từng mời thiền sư Văn Giác vào cung bàn luận những việc cơ mật nhất của quốc gia. Năm Ung Chính thứ 11, thiền sư Văn Giác đi hành hương Giang Nam, trên đường xuống phương Nam, đội nghi trượng của Ngài hùng dũng, oai nghiêm trông giống như của một vị vương công, đại thần. Tất cả quan viên ở các nơi Ngài đi qua đều phải đến đảnh lễ Ngài. Có thể thấy, thiền sư Văn Giác có thân phận đặc biệt và địa vị quan trọng như thế nào.
Ung Chính rất chú ý đến việc hộ trì chùa chiền. Năm Ung Chính thứ nhất, tỉnh Thanh Hải giặc dã nổi lên làm loạn, đại tướng quân Niên Canh Nghiêu đến dẹp loạn, lệnh cho các Lạt-ma ở chùa Đan Cát Nhĩ dọn đi, dành 1500 gian phòng trong chùa làm chỗ cho quan binh lưu trú, khiến các Lạt-ma vô cùng bất mãn. Sau khi Ung Chính biết, vua lập tức ra chiếu chỉ yêu cầu Niên Canh Nghiêu rút hết quân ra khỏi chùa. Rồi đến chuyện quan huyện Đường Sơn, tỉnh Trực Lệ (nay là tỉnh Hà Bắc) phản đối Phật sự, hạ lệnh đuổi Tăng Ni đi, cưỡng đoạt Tăng xá, sửa thành nhà dân. Ung Chính biết tin, xuống chiếu yêu cầu lập tức bắt giữ tên quan huyện này hỏi tội, sau nhờ Thị lang Lưu Bảo ra mặt xin cho nên hắn mới được xử nhẹ tay.
Những năm cuối đời, Ung Chính đã cho tu sửa rất nhiều ngôi cổ tự nổi tiếng như: chùa Sùng Ân ở Kinh Khê, Giang Nam; chùa Báo Ân ở Thiệu Hưng, Triết Giang; chùa Phổ Tế và chùa Pháp Vũ ở núi Phổ Đà, Triết Giang.
Về mặt Phật học, Ung Chính cũng đã viết và soạn rất nhiều sách như: Giáo thừa pháp số, Viên Minh ngữ lục, Tập vân bách vấn, Luyện ma biện dị lục, Duyệt tâm tập, Phá Trần Cư Sỹ ngữ lục, Ngự tuyển ngữ lực, Phiên dịch danh nghĩa tuyển, Thiền sư tâm phú tuyển chú, Đại Giác thiền sư lục, Vạn thiện đồng quy tập, Đương kim pháp hội, Kinh hải nhất trích, Tông kính đại cương… Các sách Phật học này cho thấy Ung Chính không chỉ tin Phật sùng Phật mà còn đi sâu nghiên cứu kinh điển nhà Phật. Sau khi phát hành, sách Phật học của Ung Chính đã có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc. Ung Chính vừa làm tròn việc nước, vừa cho ra đời rất nhiều trước tác Phật học, trên thế gian này, thực sự khó tìm được vị hoàng đế thứ hai nào như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?