Khám phá

Hoàng đế vì mải "tương tư" vợ hoạn quan mà mất nước, nhà tan

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, không ít hoạn quan vẫn còn nhục dục và lấy vợ. Có thái giám vợ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến hoàng thượng cũng ch.

Mỹ nhân hoàng tộc và "lời nguyền nghiệt ngã" ám ảnh cả hoàng gia / Chân dung vị kiếm khách ít người biết, nhưng từng khiến Lã Bố mệt ‘bở hơi tai’

Thời cổ đại, nếu muốn thành thái giám thì phải tịnh thân nên việc thái giám vẫn còn nhục dục và lấy vợ là những việc vô cùng kỳ quái. Tên thái giám nổi tiếng đầu tiên lấy vợ phải kể đến là Cao Lực Sĩ thời nhà Đường.

Thời đó có người phụ trách văn thư ở Hà Gian tên Lã Ngôn Ngộ, có con gái đẹp nhan sắc yêu kiều lại thông minh sắc sảo. Lực Sĩ nhìn thấy đã mê mẩn vẻ đẹp của nàng và tìm mọi cách giành nàng làm vợ. Khi vợ Ngôn Ngộ chết, Lực Sĩ đã lợi dụng chức quyền của mình, đích thân đến phúng viếng và đưa ra tận mộ, cuối cùng cũng chiếm được người đẹp.

Thời Đường Đại Tông có hoạn quan tên Lý Phụ Quốc cũng là kẻ quyền cao chức trọng hơn người. Hoàng đế vô cùng sủng ái nên đã đứng ra lấy vợ cho ông ta.

Hoàng đế vì mải tương tư vợ hoạn quan mà mất nước, nhà tan
Sự xinh đẹp của Nghiêm thị khiến cho Vưỡng Diễn luôn thèm thuồng

Vị phu nhân này chính là con gái của Nguyên Trạc. Cũng nhờ vinh hoa của con gái mà Nguyên Trạc được làm thích sử Lương Châu. Hộ bộ thị lang Nguyên Tải là họ hàng của Nguyên Trạc cũng “tranh thủ” kết giao thâm tình được với Phụ Quốc. Sau này, nhờ sự trợ giúp của Phụ Quốc mà Nguyên Tải cứ thăng quan tiến chức ầm ầm.

Sau khi Vương Kiến chết, Vương Diễn con trai thứ 11 của ông ta kế vị, sử sách ghi là Tiền Thục hậu chủ. Khi còn là thái tử, Vương Diễn đã nổi tiếng là kẻ nát rượu háo sắc, từng nhiều lần bị cha nhắc nhở phê bình. Sau khi làm hoàng đế, không có ai quản thúc thì ngày càng trở nên sa đọa. Vương Diễn tức vị khi mới chỉ tròn 20 tuổi, tuổi xuân sung sức, thêm bản tính trăng hoa, nên hoang dâm vô độ. Mọi việc quốc gia đại sự đều giao cho thái giám chủ trì, thân là hoàng đế ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc hoan ca. Việc làm của ông ta đã từng gặp phải sự can gián và phản đối của rất nhiều trung thần nhưng đều bỏ ngoài tai.

Lúc này, phía Bắc các cuộc hỗn chiến xảy ra liên miên, nhưng Tiền Thục vẫn tương đối ổn định vì thế càng khiến bản tính hoang dâm của Vương Diễn ngày càng tột độ. Với sở thích hưởng thụ xa xỉ quá nhiều, ông ta cho xây cung điện lâu đài xa hoa, suốt ngày chỉ mải mê tuần thú hưởng lạc.

Mọi việc triều chính phó mặc cho thái giám Vương Thừa Hưu. Ngoài việc vô cùng sủng ái Thừa Hưu tột cùng, Vương Diễn còn để mắt và thèm thuồng người vợ Nghiêm thị của Thừa Hưu và thường xuyên âm thầm thông dâm với Nghiêm thị. Điều này được sử sách ghi lại rất nhiều.

Ông ta có bà vợ tên Nghiêm Thị, là một tuyệt sắc giai nhân. Chính vì thế, khi Vương Diễn nhìn thấy Nghiêm Thị đã hóa ngây dại. Thừa Hưu đọc được ý nghĩ đen tối của hoàng thượng nên đã để cho Nghiêm Thị và hoàng thượng tư thông với nhau.

 

Sau này Vương Diễn lấy cớ Thừa Hưu lập được công cao nên đã phái cử làm thiên hùng quân tiết độ sứ. Khi đến Tần Châu nhận chức, Thừa Hưu đã đưa Nghiêm Thị theo cùng. Xa người trong mộng khiến Vương Diễn ngày đêm vật vã tương tư.

Đến tháng 10/969 tức năm thứ 7 Tống thái tổ Càn Đức thì Vương Diễn quyết định lên đường vi hành, muốn đến Tần Châu để tìm Nghiêm Thị “tâm sự” cho thỏa nỗi lòng xa cách. Không ngờ trên đường đi đến Hán châu, ông nhận được tin từ Hậu Đường bị tấn công, song Vương Diễn lại cho rằng việc này là do quần thần đồng mưu hù dọa ông, do vậy không để ý đến. Chính vì thế mà ông đã trở thành vong quốc quân vương.

Theo ghi chép trong “Thủy đông nhật ký” của Diệp Thịnh nhà Minh, đời hoàng đế Minh Tuyên Đức vì sủng ái nên đã từng ban cho thái giám Trần Vu hai vị phu nhân. Thời Hán, trong cung có rất nhiều thái giám và cung nữ lấy nhau. Thậm chí, cuối triều Thanh đại thái giám nổi tiếng Lý Liên Anh theo tương truyền cũng có đến bốn người vợ.
Hoàng đế vìmải tương tư vợ hoạn quan mà mất nước, nhà tan
Ảnh minh họa

Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ này? Thực ra, ngoài bản năng còn sót lại ra, sống trong xã hội tông pháp cổ đại, việc thành gia lập nghiệp, nối dõi tông đường chính là nhu cầu theo quan niệm của tông giáo và của chính bản thân hoạn quan. Chính vì thế, việc lấy vợ nhận con nuôi từ đó mà phát sinh.

Hơn nữa, vào thời bấy giờ thân phận phụ nữ không được coi trọng, nhiều gia đình vì ham quyền thế, phú quý nên sẵn sàng dùng con gái mình để làm “lễ vật” kết thân với tầng lớp quan chức hay quý tộc. Cho nên các thái giám vẫn không thiếu mỹ nữ được dâng đến tận cửa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm