Hoàng đế Việt Nam có mái tóc trắng bẩm sinh, cha là lãnh tụ của một cuộc khởi nghĩa lừng lẫy
Đường Tăng 2 lần nói dối: Một lần là với Tôn Ngộ Không, một lần là với người phụ nữ đặc biệt / Tại sao Tào Tháo muốn làm Hoàng đế, được sự ủng hộ của văn võ bá quan nhưng lại không dám ra tay?
Mai Hắc Đế (?-722) tên thật là Mai Thúc Loan, nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam với vai trò lãnh tụ cuộc khởi nghĩa mang tên chính mình - khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống phương Bắc đô hộ, diễn ra vào thế kỷ thứ VIII. Mồ côi cha năm 10 tuổi, mẹ không lâu sau cũng mất vì bị hổ vồ khi đi lấy củi, Mai Thúc Loan khi đó còn nhỏ đã cùng với dân làng tìm giết ác thú, báo thù cho mẹ. Với tính cách cứng cỏi, dũng mãnh nhưng cũng cực kì mưu trí,năm 713, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.
Trong những người con của Mai Hắc Đế, Mai Kỳ Sơn là người đặc biệt nhất khi bẩm sinh đã có mái tóc màu trắng. Khi anh trai Mai Thúc Huy (Mai Thiếu Đế) tử trận sau 1 năm đăng cơ, năm 725, Mai Kỳ Sơn đã lên ngôi vua ở xã An Hải, huyện An Lão, Hải Phòng để tiếp tục lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống giặc Đường ở miền Bắc. Nhân dân vẫn thường gọi Mai Kỳ Sơn là Bạch Đầu Đế (Hoàng đế đầu bạc) vì mái tóc "độc nhất vô nhị" của ông.
Vợ của Bạch Đầu Đế là Hoàng Thị Đang, người xã Nhu Điều (thuộc xã Quốc Tuấn ngày nay). Cả hai lấy nhau khi ông mới 18 tuổi. Ông có một người chị họ tên Mai Thị Cầu, nổi tiếng tài sắc vẹn toàn. Chính người chị họ này đã hết lòng giúp đỡ Mai Kỳ Sơn xây căn cứ để chống lại quan quân nhà Đường. Bản Thân Mai Kỳ Sơn cũng là một nhân tài quân sự khi từng có công lao lớn trong sự kiện đánh tan quân nhà Đường ở mạn sông Đà. Khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan thất bại vào năm 722, Mai Kỳ Sơn đã lui về Điều Yêu và Nhu Điều xây thành đắp lũy, cùng chị gái Mai Thị Cầu xây dựng quân đội nuôi chí trả thù cho cha.
Dưới sự lãnh đạo của Mai Kỳ Sơn, quân Đường liên tục thua trận, uy tín của ông ngày càng dâng cao. Biết không thể đánh bại vị vua tóc bạc, quân Đường đã giả vờ "giao kết, hòa hợp" rồi thừa cơ đánh úp Mai Kỳ Sơn và nghĩa quân của ông. Vì mất cảnh giác nên quân đội của Bạch Đầu Đế đã rất vất vả trong việc chỉnh đốn hàng ngũ, sau nhiều trận chiến ác liệt, ông đã bị dính tên và hi sinh tại trận. Bà Mai Thị Cầu nghe tin đã tự vẫn ngay trên đầu cầu để bảo toàn khí tiết của mình. Ngày nay, đền thờ của hai chị em Bạch Đầu Đế nằm ở xã Quốc Tuấn, huyện An Hải (Hải Phòng), mỗi dịp mùng 7 tháng 12 âm lịch hằng năm đều tổ chức lễ giỗ Ngài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa tắc kè hoa và rắn boomslang, cái kết đầy bi kịch
Hé lộ tên gọi đầu tiên của Hà Nội mà nhiều học sinh giỏi Sử còn không biết!
CLIP: Liên minh dũng cảm giữa sóc đất và cầy mangut, đập tan âm mưu xâm lược của rắn hổ mang hung dữ
Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg