Hoàng hậu đặc biệt của nhà Thanh: Cùng mẫu tộc đe dọa khởi binh vì bất mãn với nhà vua
Hoàng đế nhà Thanh đột tử không rõ nguyên nhân, 72 năm sau hậu thế mở nắp quan tài mới hé lộ sự thật tàn nhẫn nằm trong những sợi tóc / Vì sao phò mã nhà Thanh phải "làm chuyện ấy trước" với cung nữ thì mới được cưới công chúa?
Người phụ nữ này chính là vị hoàng hậu duy nhất bị phế của hoàng đế Thuận Trị - Mạnh Cổ Thanh Bát Nhĩ Tề Cát Đặc thị. Gia thế của Mạnh Cổ Thanh rất hiển hách. Cha bà là Thân vương Mông Cổ - Ngô Khắc Thiện. Vị thân vương này chính là anh trai trưởng của mẹ ruột hoàng đế Thuận Trị - Hiếu Trang Hoàng thái hậu.
Tuy hoàng đế Thuận Trị và Mạnh Cổ Thanh có quan hệ họ hàng khá gần nhưng 2 người vẫn được gia tộc hai bên sắp đặt trở thành vợ chồng. Bởi tại thời phong kiến, nhất là trong gia đình hoàng gia, các cuộc hôn nhân cận huyết rất được xem trọng, được coi là cầu nối để các gia tộc gia tăng địa vị, phục vụ cho mục đích chính trị.
VUA THUẬN TRỊ: BI KỊCH VỚI CUỘC HÔN NHÂN CHÍNH TRỊMối quan hệ vợ chồng của vua Thuận Trị và hoàng hậu đầu tiên của ông - Mạnh Cổ Thanh - được xây dựng trên nền tảng hôn nhân chính trị không có tình yêu. Do đó, cả 2 người không hề có chút tình cảm nào với nhau. Thậm chí, sau 1 thời gian tiếp xúc, cả 2 người đều cảm thấy bất mãn với cuộc hôn nhân này.
Hoàng đế Thuận Trị mệt mỏi vì cuộc hôn nhân với Mạnh Cổ Thanh. (Ảnh: Baidu)
Về phía hoàng hậu Mạnh Cổ Thanh, bà từ nhỏ đã quen sống cuộc sống tự do tự tại, cơm bưng nước rót tại vùng đất thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn nên tính cách có phần ngạo nghễ, thẳng thắn. Một người từ nhỏ đã quen với bầu không khí thoáng đãng, tự do trên thảo nguyên như bà sớm đã cảm thấy chán ghét với cuộc sống ngột ngạt, bức bối trong Tử Cấm Thành.
Hơn nữa, với vị trí là 1 Mẫu nghi thiên hạ, những trọng trách và quy tắc mà Mạnh Cổ Thanh phải ghi nhớ và tuân thủ lại càng nhiều. Điều đó làm cho bà càng ngày càng bất mãn và cảm thấy phản cảm với môi trường sống trong chốn cung đình.
Còn về phía vua Thuận Trị, ông cũng sớm không bằng lòng với vị hoàng hậu này của mình vì thói quen sinh hoạt quá đỗi lãng phí của bà. Tất cả những trang phục của Mạnh Cổ Thanh đều phải được trang trí, điểm xuyết dày đặc bằng những ngọc ngà châu báu, thiếu 1 chút cũng không được. Thậm chí đến những hộp, chai, lọ đựng đồ cá nhân của bà, nếu trong số đó có chiếc nào không được làm bằng vàng, bà sẽ lập tức tức giận.
Hoàng hậu Mạnh Cổ Thanh 'chán ngấy' với những quy tắc cứng nhắc trong hoàng cung. (Ảnh: Baidu)
Với những thói quen sinh hoạt lãng phí này của vợ, vua Thuận Trị dù rất không hài lòng nhưng cũng chỉ đành nhắm mắt làm ngơ, bởi gia thế của Mạnh Cổ Thanh rất vững mạnh. Hơn nữa, mẹ của ngài – Hiếu Trang Hoàng thái hậu, cũng vừa là mẹ chồng, vừa là cô của Mạnh Cổ Thanh lại ra sức che chở cho bà.
Sau 1 thời gian, mâu thuẫn giữa hoàng đế Thuận Trị và hoàng hậu Mạnh Cổ Thanh đã lên đến đỉnh điểm. Đặc biệt là khi vua bắt đầu tìm được tình yêu của mình với Đổng Ngạc Phi, mâu thuẫn giữa 2 người càng không có cách nào hóa giải. Mạnh Cổ Thanh bất chấp tất cả các quy tắc cung đình, tranh cãi công khai với hoàng đế. Bộ dạng hung hăng của bà khiến vua Thuận Trị không thể nhẫn nhịn thêm.
Khi thiết triều, vua đã liệt kê hết những tội trạng của hoàng hậu và ra quyết định phế hậu, giáng Mạnh Cổ Thanh xuống làm Tĩnh phi. Một người cao ngạo như Mạnh Cổ Thanh đương nhiên sẽ không thể chấp nhận chuyện mất mặt này. Sau khi biết quyết định của vua, bà đã lập tức thu dọn đồ đạc và trở về quê hương ở Mông Cổ.
PHẾ HẬU CÙNG MẪU TỘC ĐE DỌA VUAVì để tránh chuyện phế hậu bị xé ra to, vua Thuận Trị đã ra sức ngăn cản Mạnh Cổ Thanh trở về Mông Cổ nhưng thất bại trước sự cương quyết của bà. Sau khi trở về quê hương không lâu, Mạnh Cổ Thanh phát hiện bản thân đã mang thai.
Mạnh Cổ Thanh tức giận với quyết định phế hậu của vua Thuận Trị và quyết định quay về mẫu tộc. (Ảnh: Baidu)
Thông tin này rất nhanh đã truyền đi khắp quê nhà và đến tai vua Thuận Trị, trở thành 1 sự việc gây xôn xao và chấn động. Trước tình cảnh này, Mạnh Cổ Thanh đã nghĩ đến việc sẽ bỏ đứa bé đi. Nhưng có lẽ vì tình mẫu tử thiêng liêng nên cuối cùng bà vẫn quyết định giữ đứa bé lại, dự tính sẽ để đứa bé ở lại Mông Cổ để nuôi dạy.
Biết được thông tin phế hậu mang thai, vua Thuận Trị đã bày tỏ nguyện vọng muốn đón Mạnh Cổ Thanh về Tử Cấm Thành với phía Mông Cổ. Bởi, dù không hài lòng với Mạnh Cổ Thanh, nhưng dù gì ngài cũng không thể để huyết mạch hoàng gia lưu lạc bên ngoài.
Vua Thuận Trị đành thuận theo ý muốn của Mạnh Cổ Thanh vì muốn giữ hòa khí giữa Đại Thanh và Mông Cổ. (Ảnh: Baidu)
Và đương nhiên, Mạnh Cổ Thanh đã lập tức từ chối ý kiến của vua Thuận Trị, kiên quyết muốn giữ đứa bé ở lại Mông Cổ nuôi dạy. Với bà, môi trường đầy rẫy những quy tắc như hoàng cung không có lợi cho sự phát triển sau này của đứa bé.
Mẫu tộc của Mạnh Cổ Thanh cũng hết sức ủng hộ quyết định của bà. Trong khi đó, vua Thuận Trị cũng kiên quyết đòi đón ‘long tử’ về hoàng cung. Mẫu tộc của Mạnh Cổ Thanh đã lập tức tuyên bố: Nếu vua vẫn cương quyết muốn đòi lại đứa bé thì họ sẽ điều binh đi phản kháng. Vì để giữ hoà khí giữa hai bên, vua Thuận Trị đành phải chấp nhận yêu cầu của Mạnh Cổ Thanh, để bà và đứa bé ở lại Mông Cổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ