Hoàng hậu duy nhất lịch sử Trung Quốc cả gan cắt tóc đoạn tình với hoàng đế
Sinh con đồng trinh là gì? Tại sao cá đuối có thể sinh con mà không cần giao phối? / ‘Vén màn’ bí mật tại sao hổ không chết đói khi về già? Hóa ra là do điều này!
Vị hoàng hậu mà chúng ta nhắc tới là Kế hoàng hậu hay còn gọi là Ô Lạt Na Lạp thị. Kế Hoàng hậu là hoàng hậu thứ hai của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Bà là Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh không có thụy hiệu. Trong Thanh sử cảo, bà chỉ được ghi là Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị.
Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị sinh ra trong gia tộc vô cùng danh giá, hiển hách. Bà được chỉ hôn làm trắc phúc tấn cho Bảo Thân Vương Hoằng Lịch.
Khi Hoằng Lịch đăng cơ, lấy niên hiệu là Càn Long, bà được sắc phong thành Nhàn phi rồi tiếp tục thăng vị lên Nhàn Quý phi, Hoàng quý phi. Sau khi Phú Sát Hoàng hậu qua đời, bà trở thành Kế Hoàng hậu của vua Càn Long.
Bà đăng quang hoàng hậu khi chưa sinh được hoàng tử nào, thậm chí bà còn được Thái hậu rất yêu quý. Khi Càn Long đã nguôi ngoai được với sự ra đi của người vợ Phú Sát thị thì ông vô cùng yêu thương sủng ái Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị, có thể nói vinh sủng không hề ít.
Đến năm Càn Long thứ 17 (1752), bà hạ sinh Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, năm tiếp đó sinh được một công chúa. Đến năm 1756 bà sinh Hoàng tử Vĩnh Cảnh, tuy nhiên vị Hoàng tử này yểu mệnh qua đời sau đó một năm. Tháng Giêng năm Càn Long thứ 30 (1765), Càn Long tổ chức tuần du phía Nam lần thứ 4.
Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị cũng có tên trong danh sách những phi tần đi cùng. Khi chuyến tuần du mới bắt đầu, mọi việc diễn ra hết sức thuận lợi. Càn Long còn tổ chức sinh nhật lần thứ 48 cho hoàng hậu rất linh đình.
Tuy nhiên, sau chuyến đi này, hoàng hậu bỗng chốc bị thất sủng. Sau khi trở về Tử Cấm Thành, bà bị biệt giam trong cung cấm, cắt giảm cung nữ hầu hạ. Tuy không bị phế ngôi vị hoàng hậu nhưng Càn Long đã thu hết những đặc ân mà bà được ban trong những nghi lễ sách phong năm xưa.
Sau đó một năm, Ô Lạt Na Lạp thị qua đời, bên cạnh chỉ có 2 cung nữ mà không ai thân thích. Lúc Càn Long biết tin bà tạ thế, ông chỉ đưa ra một đạo thánh chỉ, viết rằng:"Lễ nghi không tiện làm lớn như tang lễ của Hiếu Hiền Hoàng hậu. Tất cả mọi nghi thức cứ chiếu theo lễ tang cho Hoàng Quý phi mà làm".
Theo đó, tang lễ của Ô Lạt Na Lạp thị không được tổ chức theo nghi lễ cho Hoàng hậu mà bị giáng xuống một bậc.Chiếu theo quy định, khi Hoàng Quý phi mất, mỗi ngày đều phải có đại thần, công chúa, mệnh phụ vào thăm viếng và hành lễ. Tuy nhiên lễ tang của Ô Lạt Na Lạp thị lại hoàn toàn bị cắt bỏ nghi thức này.
Theo ghi chép lịch sử, đến năm 1778 (lúc này Kế hậu đã mất 12 năm), vua Càn Long nhớ lại và giải thích rằng, trong đêm hôm ấy Ô Lạp Na Lạp thị "điên loạn" tự xuống tóc, phạm vào đại kỵ.
Theo quy định của nhà Thanh, chỉ khi có người trong hoàng tộc mất thì mới được cắt tóc. Trong trường hợp này, cả Thái hậu và Hoàng đế đều khỏe mạnh mà Kế hoàng hậu làm thế là tội khi quân.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính