Hoàng Trung trước khi chết thều thào nói 8 chữ, Lưu Bị nghe xong đùng đùng nổi giận, Triệu Vân cũng không giữ được bình tĩnh
Có một trụ cột thông minh xuất chúng như Gia Cát Lượng, tại sao Thục Hán lại là nước đầu tiên trong Tam Quốc bị diệt vong? / Danh tướng Tam Quốc nhiều không đếm xuể, vậy ai trong số đó là người bỏ mạng oan ức nhất?
Chắc hẳn mọi người không còn lạ lẫm gì với lão tướng Hoàng Trung thời Tam quốc.
Sau khi Lưu Bị giành chiến thắng trong trận Xích Bích, Kinh Châu trở thành vùng đất vô chủ. Lưu Bị cử bốn thuộc hạ chia ra chỉ huy 5000 nhân mã đi chiếm lĩnh bốn quận Kinh Nam.
Ngoài thành Trường Sa, những quận khác còn lại thấy đại quân Lưu Bị đến đều đầu hàng. Thái thú Trường Sa khi đó cử lão tướng Hoàng Trung xông ra nghênh chiến.
Quan Vũ và Hoàng Trung giao chiến vài hiệp vẫn không phân thắng bại, hơn nữa cả hai người đều mang lòng anh hùng thương tiếc anh hùng, Quan Vũ dùng "kế buông đao", cố tình không giết Hoàng Trung, Hoàng Trung có qua có lại, cũng chỉ bắn vào mũ của Quan Vũ.
Cuối cùng thành Trường Sa bị phá, Hoàng Trung cảm phục trước lòng nhân nghĩa và chí hướng của Lưu Bị, thành tâm cống hiến sức lực cho ông, trở thành một trong số Ngũ hổ thượng tướng của nước Thục, tiếng tăm lừng lẫy khắp thiên hạ.
Quan hệ giữa Hoàng Trung và các tướng sĩ cũng vẫn luôn rất hoà hợp, nhưng có một điều khó hiểu đó là, lời ông nói trước lúc lâm chung lại khiến cho Lưu Bị vô cùng phẫn nộ.
Rốt cuộc Hoàng Trung trước khi chết đã nói những lời gì?
Việc này phải kể từ trận chiến núi Định Quân. Tào Tháo nghe tin Lưu Bị đã chiếm lĩnh được Kinh Châu và Ích Châu, bèn cảm thấy vô cùng bất an. Ông cử thuộc hạ là đại tướng Hạ Hầu Uyên chỉ huy mười vạn quân đóng giữ Hán Trung.
Dưới sự chỉ dẫn của Pháp Chính, Lưu Bị đem quân tới Hán Trung, sau khi trải qua trận Xích Bích, hai quân giao tranh thêm lần nữa, trận chiến hết sức dữ dội.
Hạ Hầu Uyên không hổ là danh tướng đương thời, bày binh bố trận hết sức chặt chẽ, không một sơ hở.
Nhưng Pháp Chính là người có ánh mắt nhạy bén, nhìn thấy đối phương đang thị sát quân đội, cổ vũ tinh thần binh sĩ ở tiền tuyến, cho rằng đây là một bước ngoặt chuyển tiếp, bèn lệnh cho Hoàng Trung chỉ huy quân xung kích tinh nhuệ bám theo tập kích bất ngờ, quân Thục ở phía sau khuya chiêng gióng trống trợ uy.
Trong tiếng trống rung trời chuyển đất, Hoàng Trung tiên phong đi trước, chém chết Hạ Hầu Uyên ngay tại trận, quân đội của Tào Tháo mất đi thống soái, như rắn mất đầu, bị đại quân của Lưu Bị xé lẻ, cuối cùng Lưu Bị thắng được trận Hán Trung, công thần đắc lực Hoàng Trung cũng vang danh thiên hạ nhờ trận chiến này.
Lưu Bị lên làm Hán Trung Vương, khí thế bừng bừng cho lập nên Ngũ hổ thượng tướng, thời điểm đang chuẩn bị đem quân tới Tây Lương chiếm lấy đồng bằng Quan Trung theo nội dung của "Long Trung đối sách" thì có tin dữ truyền tới: Lão tướng Hoàng Trung nhiễm phong hàn, bởi vậy chẳng còn sống được thêm bao lâu nữa.
Lưu Bị sốt sắng dẫn theo các tướng tới thăm hỏi, năm lần bảy lượt yêu cầu thầy thuốc bằng mọi cách phải chữa khỏi cho Hoàng Trung.
Khi ấy Hoàng Trung đã vào độ tuổi thời đó hiếm, lại thêm bệnh tình tích luỹ sau nhiều năm chinh chiến, bản thân ông cũng biết bệnh của mình chẳng thể cứu chữa nổi.
Hoàng Trung nhìn những người đang đứng bên giường bệnh, từ Lưu Bị, Gia Cát Lượng, đến những tướng sĩ như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, ông cảm thấy vô cùng luyến tiếc.
Thế nhưng Hoàng Trung vẫn thều thào nói với Lưu Bị rằng: "Khẩn cầu bệ hạ nghỉ ngơi dưỡng sức". Trong tình huống lúc bấy giờ, không còn nghi ngờ gì nữa, câu nói này đang nhắc nhở Lưu Bị hãy tạm hoãn giao chiến. Vừa nghe hết câu, Lưu Bị đã đùng đùng nổi giận!
Tại sao lại như vậy?
Chúng ta hãy nhìn lại xem chính quyền Thục Hán được xây dựng nên ra sao.
Từ khi còn rất trẻ, ba anh em Lưu Bị đã bắt đầu dốc sức giành lấy thiên hạ, khó khăn lắm mới có được một chức quan quèn sau bao cuộc dẹp cướp, bao cuộc dẹp loạn, nhưng rồi lại bị ép phải từ quan vì chốn quan trường hủ bại.
Sau đó, Lưu Bị quay sang giúp liên quân mười tám lộ chư hầu phá địch đánh hạ Lạc Dương tại ải Hổ Lao, đấu trí đấu dũng ở Từ Châu với Tào Tháo, Lã Bố, mấy chục năm đánh Nam dẹp Bắc, trải qua vô số lần chém giết ác liệt, cuối cùng vất vả lắm mới chia được thiên hạ ra làm ba. Đúng lúc chuẩn bị phát triển tiền đồ to lớn, tại sao Hoàng Trung lại khuyên ông dừng tay?
Triệu Vân đứng phía sau Lưu Bị càng tỏ ra tức giận hơn.
Triệu Vân chẳng ngại đường xa, bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để xuống phía Nam đầu quân cho Lưu Bị, mở ra được một con đường máu giữa mấy chục vạn đại quân của Tào Tháo, cũng khiến cho quân địch phải khiếp sợ tại trận Hán Trung.
Có thể nói Triệu Vân được là thành viên của Ngũ hổ thượng tướng cũng là nhờ chinh chiến bao năm. Hiện giờ tình hình đã tốt lên, tại sao Hoàng Trung lại muốn Thục quốc dừng lại như vậy? Vì câu nói của Hoàng Trung mà Triệu Vân suýt chút nữa giận dữ bỏ về.
Tuy nhiên, người lúc lâm chung thường nói điều thật lòng, khi ấy Hoàng Trung đã đi tới phần cuối cùng của cuộc đời, ông rất rõ tình thế của thiên hạ.
Trước mắt tuy rằng Thục Hán giành nhiều thắng lợi, nhưng nếu so sánh với Tào Tháo và cả Đông Ngô thì vẫn còn quá yếu kém, vả lại trước mắt Thục Hán tuy đã thắng được vài trận chiến, nhưng vẫn phải gánh chịu hậu quả của những trận chiến này.
Tự cho rằng mình vô địch thiên hạ, đây là một nhược điểm chí mạng. Hoàng Trung cũng có ý tốt nhắc nhở Lưu Bị, nhưng lại trái ngược với quan điểm của tất cả mọi người khi ấy, cuối cùng lời nói chân thành từ trong tâm lại không nhận được sự tán đồng của người khác, đành phải thở dài thất vọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách