Khám phá

Hoàng tử nào nhiều lần từ chối làm vua để xuất gia?

Trần Nhân Tông (Trần Khâm) là vị vua hướng về phật pháp. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi còn là hoàng tử, Trần Khâm nhiều lần muốn nhường lại ngôi báu cho em trai là Trần Đức Việp để xuất gia nhưng không được vua cha chấp nhận.

15 điều bất ngờ của tạo hóa dành cho động vật / Đệ nhất mỹ nhân Vãn Thanh, nhờ dung mạo xinh đẹp nên được Từ Hi cưng chiều, mỗi lần chụp ảnh đều gọi vào chụp chung

Trần Nhân Tông (Trần Khâm) là vị vua hướng về phật pháp. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi còn là hoàng tử, Trần Khâm nhiều lần muốn nhường lại ngôi báu cho em trai là Trần Đức Việp để xuất gia nhưng không được vua cha chấp nhận. Có lần, Trần Nhân Tông đến chùa Yên Tử tu, vua Trần Thánh Tông và hoàng hậu phải khuyên ông mới quay về. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Trần Nhân Tông (Trần Khâm) là vị vua hướng về phật pháp. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi còn là hoàng tử, Trần Khâm nhiều lần muốn nhường lại ngôi báu cho em trai là Trần Đức Việp để xuất gia nhưng không được vua cha chấp nhận. Có lần, Trần Nhân Tông đến chùa Yên Tử tu, vua Trần Thánh Tông và hoàng hậu phải khuyên ông mới quay về. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Dưới thời trị vì của mình, vua Trần Nhân Tông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt 2 lần đánh bại giặc Mông - Nguyên xâm lược vào các năm 1285 và 1287-1288. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.

Dưới thời trị vì của mình, vua Trần Nhân Tông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt 2 lần đánh bại giặc Mông - Nguyên xâm lược vào các năm 1285 và 1287-1288. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), nguyên soái Toa Đô của địch tử trận ở Tây Kết. Khi thấy thủ cấp của tướng giặc, vua Trần Nhân Tông nói: “Người làm tôi phải nên như thế này". Vua cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp, sai quân đem liệm, chôn. Hành động của vua Trần Nhân Tông được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm". Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), nguyên soái Toa Đô của địch tử trận ở Tây Kết. Khi thấy thủ cấp của tướng giặc, vua Trần Nhân Tông nói: “Người làm tôi phải nên như thế này". Vua cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp, sai quân đem liệm, chôn. Hành động của vua Trần Nhân Tông được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm". Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.

Tháng 10/1299, vua Trần Nhân Tông từ bỏ hoàng cung, đi tu tại chùa Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu đà, tu hành theo thập nhị đầu đà, trở thành trụ trì tại đây. Ông sáng lập phái thiền của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Tháng 10/1299, vua Trần Nhân Tông từ bỏ hoàng cung, đi tu tại chùa Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu đà, tu hành theo thập nhị đầu đà, trở thành trụ trì tại đây. Ông sáng lập phái thiền của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Lý Đạo Tái (1254-1334) là trạng nguyên triều Trần. Sau này, ông xuất gia tại chùa Yên Tử. Trạng nguyên Lý Đạo Tái đổi pháp danh thành Huyền Quang đại sư, trở thành học trò xuất sắc của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Lý Đạo Tái (1254-1334) là trạng nguyên triều Trần. Sau này, ông xuất gia tại chùa Yên Tử. Trạng nguyên Lý Đạo Tái đổi pháp danh thành Huyền Quang đại sư, trở thành học trò xuất sắc của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm