Học sinh tiểu học 'nhặt trứng chim' sau giờ học nhưng lại tìm thấy bảo vật quốc gia, các chuyên gia: Trị giá hơn 17 nghìn tỷ
Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động / Không phải lãnh cung, đây mới là 3 nơi đáng sợ nhất trong Tử Cấm Thành, ai tới cũng cảm thấy lạnh người
Năm 1978, một số học sinh tiểu học nghịch ngợm ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô hẹn nhau ra ngoài chơi một lúc trước khi tan học về nhà. Các em vui chơi và đi nhặt trứng chim tại gần một tòa nhà đổ nát ở gần ngôi chùa cổ chùa Vân Nham (tên gọi khác là chùa Đồi Hổ), nơi đây có Tháp Hổ Khâu nổi tiếng.
Ảnh minh họa.
Nói đến ngôi chùa này thì có lịch sử lâu đời, tương truyền là do Tôn Quân, vua nước Ngô thời Tam Quốc xây dựng để đón tiếp các tu sĩ Phật giáo từ Tây Vực đến. Năm Ngô Việt thứ mười (247), Tôn Quân muốn đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Một bảo tháp mười ba cấp tên Thụy Quang được xây dựng trong chùa Vân Nham ở Tô Châu. Tuy nhiên, theo sự thay đổi của thời thế, đã có nhiều triều đại tu sửa. Ngoài việc được tu sửa một lần vào thời trị vì của nhà Tống, ngôi chùa cổ đã trở nên rất đổ nát do chiến tranh, hư hỏng và các lý do khác, thậm chí còn trở thành thiên đường vui chơi cho học sinh tiểu học.
Nhưng mặt khác, nếu không có sự giúp đỡ của những đứa trẻ này, kho báu trong chùa có lẽ vẫn chưa được biết đến. Ngày hôm đó, khi đang lang thang gần trường, chúng nhìn thấy một con chim rất đẹp bay về phía khu tháp bị đổ nát nên đã quyết định đi theo để tìm bằng được tổ chim. Tại điểm đó, tháp Thụy Quang chưa được tu bổ do bị phá hủy bởi chiến tranh, (sau này tháp được xây dựng lại đặt tên Tháp Hổ Khâu). Mặc dù cầu thang trong tháp đã bị hỏng nhưng 3 cậu bé vẫn tìm mọi cách đi lên tầng. Leo đến tầng 3, một đứa phát hiện ra viên gạch xanh bắt mắt. Vì tò mò nên một cậu bé đã gỡ viên gạch ra thì phát hiện đằng sau là một cái hố, dưới hố là một hang tối tăm. Nhóm đứa trẻ đã quyết định đi vào khám phá.
Thực ra cái hang mà nhóm cậu bé đi vào thực chất là Thiên cung của tháp Thụy Quang. Thiên cung dài 2,67m; rộng 0,97m và cao 1,91m. Các ngôi chùa Phật giáo thời xưa thường thiết kế thêm thiên cung hoặc âm cung. Thiên cung là ở thân các tòa tháp còn âm cung là dưới lòng đất chân tháp. Sau khi lần lượt vào hang, nhóm trẻ này nhìn thấy một chiếc hộp đen bí ẩn ở đây. Nhóm 3 đứa trẻ về nhà kể lại chuyện đó cho bố mẹ, cha mẹ và hàng xóm của chúng đã báo tin này cho những người dân địa phương có liên quan vì họ tin rằng trong đó chắc hẳn có những di tích văn hóa quý giá.
Sau đó, tin tức về việc phát hiện di tích văn hóa trong tháp Thụy Quang nhanh chóng lan truyền, các chuyên gia di tích văn hóa từ thành phố Tô Châu ngay lập tức đến hiện trường. Khi họ mở chiếc hộp đen ra, thứ xuất hiện trước mặt họ là một chiếc hộp gỗ bạch quả được sơn hình chữ nhật tinh xảo, nhìn kỹ hơn mới thấy trên hộp gỗ cũng có vài dòng chữ khắc. Dựa vào những dữ liệu, các nhà khảo cổ xác định được bảo vật này từ triều đại Bắc Tống.
Bảo vật cổ được trang trí tinh xảo với nhiều đồ quý giá.
Khi mở hộp gỗ là hai bảo tháp đựng xá lợi bằng đồng mạ vàng, 9 bức tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quán Thế Âm, Phật Tổ Như Lai và Bồ Tát; các bản kinh chép tay từ thời Ngũ đại thập quốc; bản khắc gỗ “Diệu pháp liên hoa kinh” từ thời Bắc Tống cùng một hộp đựng sơn mài.
Theo thông tin từ các chuyên gia, tòa bảo tháp đựng xá lợi có niên đại gần 1.000 năm tuổi nằm bên trong hộp gỗ được làm từ gỗ nam mộc quý hiếm và trang trí bằng ngọc trai. Nó cao khoảng 1,22m, ước tính có tới hơn 40.000 viên ngọc trai được đính trên đó.
Bảo tháp được chia thành 3 phần từ dưới lên gồm: Tu Di tòa, phật điện và tháp sát. Trên bảo tháp là 17 bức tượng của các vị thần được chạm khắc từ gỗ đàn hương vô cùng tinh xảo như để bảo vệ vị trí trung tâm tháp.
Không chỉ được trang trí bằng ngọc trai quý hiếm, bảo tháp còn có 7 vật linh thương của nhà Phật là vàng, bạc, ngọc, xà cừ, hổ phách, san hô đỏ và mã não. Đây được xem là một thành tựu bậc nhất của các nghệ nhân ở Tô Châu thời đó. Việc trang trí ngọc trai quý hiếm sang trọng của bảo tháp thực ra là để làm nổi bật ở trung tâm. Ở giữa bảo tháp là một chiếc bình sứ nhỏ màu xanh sữa, bên trong chứa xá lợi Phật.
Mô hình bảo tháp được trưng bày dựa trên bảo vật được phát hiện ở tháp Thụy Quang.
Theo nhận định của các chuyên gia, bảo tháp đựng xá lợi, các bản kinh chép tay, bản khắc gỗ “Diệu pháp liên hoa kinh” cùng nhiều cổ vật khác có giá trị lên tới 5 tỷ NDT (hơn 17.000 tỷ đồng).
Sau khi bảo tháp được phát hiện, nó ngay lập tức được bảo vệ. Năm 2003, nó được đưa vào lô di tích văn hóa thứ ba bị cấm triển lãm với tư cách là một “siêu báu vật” chưa được đưa ra thế giới như các di tích văn hóa khác.
Hiện tòa nhà báu vật này được trưng bày hiện chỉ là bản sao của bản gốc do một số thợ thủ công chuyên nghiệp hiện đại đã dành cả năm thực hiện. Mặc dù hình dạng giống hệt bản gốc nhưng nếu nhìn kỹ, bạn vẫn sẽ thấy thiếu một số thứ và không thể tinh xảo bằng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mở mộ con gái Chu Nguyên Chương, phát hiện người sống trên quan tài: Đó là ai mà khiến mọi người 'sốc nặng'?
Gỗ quý 50 tỷ đồng bị đem làm 'chuồng lợn', nhóm lửa vì không biết giá trị, nhiều người nghĩ lại sẽ thấy tiếc
Loài quái ngư ngoại lai từng xuất hiện ở 2 hồ thủy điện của Việt Nam: 'Choáng' khi nghe tên gọi
Ít ai biết về loài mực lớn nhất thế giới: Mắt to bằng một quả bóng, dài từ 12 đến 14 m, nặng 270kg
Loài sâu ở Việt Nam bổ gấp 3 lần đông trùng hạ thảo, được ví là 'thần dược phòng the', cực kỳ đắt đỏ
Vì sao não bộ con người xóa ký ức trước 3 tuổi?