Hòn đảo "bí mật của thế giới" mang sức hút kỳ lạ khiến khách du lịch xiêu lòng ngay lần đầu đặt chân đến
Loài chuột to nhất thế giới còn tồn tại, có thể nặng tới nửa tạ / Loài chó hoang có thể giết được hổ
Susan David gần như đã dành cả cuộc đời tại thành phố Chicago (Mỹ) cho đến khi bà tham gia một chuyến lặn biển tại đảo Bonaire, vùng Leeward Antilles (Hà Lan) vào năm 1988. Chỉ 4 năm kể từ chuyến đi định mệnh ấy, Davis đã mua vé một chiều quay trở lại hòn đảo nhỏ trên biển Caribe. Tạm biệt cuộc sống Mỹ quen thuộc, bà trở thành hướng dẫn viên du lịch về các loài chim trên hòn đảo xa lạ.
“Tôi đã yêu Bonaire say đắm. Vào ngày trở về nhà sau chuyến lặn biển, tôi nhớ mình đã ngồi trên giường và tự nhủ rằng: Một ngày nào đó mình sẽ sống ở đây”, bà Davis (hiện đã 60 tuổi) kể lại.
Và Davis không hề đơn độc. Vào những năm 1960, dân số của Bonaire thậm chí còn chưa đầy 6.000 người, nhưng chỉ đến năm 2010, con số này đã tăng lên 15.000. Tính đến thời điểm hiện tại, hòn đảo này đã là nơi cư trú của khoảng 23.000 người, theo Cơ quan Thống kê Hà Lan (CBS). Theo Rolando Marin, nhân viên thông tin của Tổng công ty Du lịch Bonaire, cảm giác tích cực và yên bình chính là nguyên nhân giúp hòn đảo thu hút nhiều người đến vậy.
Hơn cả một điểm đến ngoạn mụcBonaire nằm ngay ngoài khơi Venezuela và là một trong nhóm ba hòn đảo được biết đến với cái tên ABC: Aruba, Bonaire và Curacao. Với diện tích chỉ khoảng 287km, du khách hoàn toàn có thể lái xe dạo quanh hòn đảo trong ba hoặc bốn tiếng.
Ban đầu, Bonaire nổi tiếng với du khách trong nước nhờ bộ môn lặn biển. Tuy nhiên, có nhiều thứ tuyệt vời hơn cả lặn biển đã thuyết phục du khách từ bỏ cuộc sống trước đó của họ để chuyển đến sống trên một hòn đảo ví như "bí mật của thế giới" với dân cư thưa thớt.
Để đến với hòn đảo này, du khách phải lên một chuyến bay kéo dài ba giờ từ Miami đến một sân bay nhỏ, sau đó lái xe 10 phút để đến thủ đô Kralendijk - nơi tập trung hầu hết các khu nghỉ dưỡng.
Các phòng khách sạn tại đây thường được trang bị bếp nhỏ vì phần lớn du khách đều lưu trú trong một thời gian dài, thông thường vài tuần hoặc lâu hơn. Ngoài ra còn có những ngôi nhà cho thuê qua Airbnb và những homestay do người dân địa phương mở.
Về mặt ăn uống, các nhà hàng tại Bonaire thường phục vụ sản phẩm được đánh bắt ngay tại địa phương, chẳng hạn như các loại cá ngừ, cá nhồng, cùng một số loại cá khác sinh sống nhiều tại đây.
Dù đón nhiều khách du lịch, hòn đảo vẫn đặt cam kết bảo tồn sinh thái tự nhiên lên hàng đầu. Họ có nhiều khu bảo tồn dành riêng cho những loài động vật khác nhau như lừa, rùa biển, chim hồng hạc, san hô,... Các quan chức đang cố gắng loại bỏ toàn bộ rác thải nhựa trên hòn đảo - chẳng hạn như ống hút và dao kéo bằng nhựa - những vật dụng đã bị cấm từ năm 2022.
Vẻ đẹp đến từ nét hoang sơBonaire luôn là hòn đảo kém phát triển nhất trong bộ ba đảo ABC, và một thỏa thuận về việc thành lập công viên quốc gia vào năm 1969 cũng góp phần ngăn chặn sự đô thị hoá của nơi này trong tương lai. Harry Schoffelen, nhà đồng sở hữu xe tải bán đồ ăn nổi tiếng tại đảo.
Không có đèn giao thông hay những con phố đông đúc, thay vào đó là những đàn dê, hồng hạc tự do đi lại khắp nơi. Tất cả những yếu tố hoang sơ này đã khiến hòn đảo trở thành điểm đến lý tưởng của những người muốn tìm kiếm một cuộc sống bình yên.
Bonaire - Cactus Blue Bonaire - đã đến thăm hòn đảo vào năm 2010, khi ông đang phải đối mặt với nhiều quyết định quan trọng trong cuộc đời. Kể từ đó, Schoffelen đã không bao giờ rời khỏi đây.
“Làm sao có thể không yêu thương nơi này được? Tôi đã từng gặp rất nhiều trường hợp mọi người đến đây lần đầu tiên và đã ngay lập tức tìm mua một ngôi nhà ở đây”, Schoffelen cho hay.
Đó cũng chính là trường hợp xảy ra với Kiki Multem, người đã quyết định chuyển đến Bonaire sau khi đến thăm nơi này lần đầu tiên vào năm 2021. Blogger du lịch ngoài 30 tuổi cho biết: “Bonaire cực kỳ thoải mái, dễ chịu và thân thiện. Tôi thực sự tìm thấy bình yên ở đây. Cuộc sống trên đảo đã thay đổi tôi rất nhiều, tất nhiên, theo một hướng tốt đẹp hơn”.
Ngoài ra, một lý do khác khiến nhiều người lựa chọn từ bỏ cuộc sống vốn có để chuyển tới Bonaire là vì họ có thể dễ dàng ở lại trong một thời gian dài. Nếu bạn có hộ chiếu Hà Lan hoặc Mỹ, bạn có thể ở lại hòn đảo 6 tháng mỗi năm mà không cần giấy phép cư trú. Những người thuộc quốc tịch khác cũng có thể ở lại hòn đảo tới 90 ngày.
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: CCTV.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?