Hươu cao cổ màu trắng ‘siêu’ quý hiếm bị hạ sát
DNVN - Trong một thông báo mới đây, tổ chức bảo tồn động vật Ishaqbini Hirola Conservancy đã tiết lộ chuyện đáng tiếc khi chú hươu cao cổ màu trắng duy nhất của Kenya vừa bị những kẻ săn trộm đoạt mạng.
CLIP: Ngựa vằn đá "lật mặt" sư tử / Phát hiện mới: người ngoài hành tinh trông rất giống chúng ta
Theo tờ IFL Science, trong thời gian gần đây, hươu cao cổ và những người dân sống gần khu bảo tồn động vật Ishaqbini Hirola Conservancy đang xảy ra một cuộc xung đột khá gay gắt. Được biết, nguyên nhân dẫn tới điều này là do những người chăn gia súc du mục đang dần chuyển sang canh tác trồng cây nông nghiệp và khiến môi trường sống của hươu cao cổ bị thu hẹp lại.

Chú hươu cao cổ trắng quý hiếm đã bị những kẻ săn trộm giết chết.
Chính điều này khiến nguồn thức ăn của hươu cao cổ bị khan hiếm nên chúng sẵn sàng đi vào các trang trại của nông dân để kiếm thức ăn và vô tình phá hoại mùa màng. Trong khi đó, để bảo vệ nông sản của mình, người dân đã đặt bẫy, thậm chí là bắn chết hươu.
Thế nhưng, việc chú hươu cao cổ màu trắng duy nhất của Kenya bị những kẻ săn trộm bắn chết lại khiến rất nhiều chuyên gia về động vật hoang dã cũng như người dân cảm thấy bức xúc. Bởi vì, nó cho thấy việc bảo tồn động vật vẫn còn nhiều “lỗ hổng” đáng trách.
Trong một thông báo mới đây, người đại diện của tổ chức bảo tồn động vật Ishaqbini Hirola Conservancy đã tiết lộ: “Những kẻ săn trộm có vũ trang đã giết chết chú hươu cao cổ màu trắng quý hiếm. Điều này là một cái tát mạnh mẽ vào công cuộc bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
Được biết, chú hươu cao cổ màu trắng này không phải mắc bệnh bạch tạng mà là mắc một hội chứng có tên leucism. Đây là nguyên nhân khiến nó mất một phần sắc tố màu trên da, nhưng vẫn sản xuất sắc tố đen ở các mô mềm như mắt.
Quốc Bảo (Theo IFL Science)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không
Cột tin quảng cáo