Huyền thoại cung tên thời vua Khang Hy đã hồi sinh kì diệu như thế nào?
Nữ tể tướng từng là nô tì, bị khắc chữ lên mặt vì yêu nam sủng của Võ Tắc Thiên / Nghi vấn Kiều Phong đứng đầu thiên hạ là nhờ môn võ do Huyền Khổ bí mật truyền dạy
Đến giữa thập niên 90, Yang Yang, nghệ nhân chế tạo cung cuối cùng qua đời, người ta tin rằng, tất cả kiến thức về việc làm cung sừng bò truyền thống của người Hán sẽ biến mất mãi mãi... Nhưng vào năm 1998, những thành viên của nhà Yang (Dương): Yang Wentong và con trai Yang Fuxi đã khởi động lại công việc làm cung của gia đình. Xưởng chế tác cung Ju Yuan Hao, thành lập vào năm 1721, mở cửa trở lại. Nhờ những nỗ lực tự thân và với sự hỗ trợ của công chức Hong Kong có tên Stephen Selby, nghề làm cung truyền thống Trung Quốc, tưởng thất truyền, đã được hồi sinh.
Hành trình thăng trầm của cung tên truyền thống dòng họ Yang
Nơi có thể tìm thấy Yang Fuxi vào mỗi cuối tuần là cửa hàng của ông, có tên “Ju Yuan Hao”, ở Chợ đồ cổ Panjiayuan, tại Bắc Kinh. Yang Fuxi, ngoại 60, tóc và râu bạc trắng, khoác trên mình bộ đồ theo phong cách Đường cổ, gợi hình ảnh thoát tục về một ẩn sĩ thời xa xưa.
Một bức ảnh của ông nội Yang Fuxi, Yang Yang, với dung mạo và trang phục tương tự chụp bên ngoài xưởng Ju Yuan Hao cũ vào năm 1957, treo trang trọng trong cửa hàng.
Phía trên bức tranh là món đồ gia truyền của dòng họ Yang: một cây cung 200 năm tuổi được làm để kỷ niệm 1 thế kỉ thành lập Ju Yuan Hao (năm 1821). Trên tường treo một bức thư pháp 4 chữ Hán có nghĩa: “Bắn cung làm nên nhân cách con người”. Bên ly trà xanh, Yang Fuxi chậm rãi kể về nghề thủ công lâu đời của gia đình.
Ở Trung Quốc cổ đại, bắn cung đứng thứ 3 trong số 6 môn nghệ thuật hình thành nên nền tảng của giáo dục quý tộc (xếp theo thứ tự quan trọng là: lễ nghi, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp và toán học).
Khổng Tử có 3.000 đệ tử, nhưng chỉ có 72 người thành thạo đủ 6 nghệ thuật và do đó được coi là quý tộc bậc nhất, ông Yang Fuxi nói. “Bằng việc nhìn vào cách một người đàn ông cầm cung tên, bạn có thể đánh giá tính cách và sự chính trực của anh ta”
Nữ Hoàng đế duy nhất của Trung Quốc, của triều đại nhà Đường, Võ Tắc Thiên (624-705) từng ra sắc lệnh bắn cung là bắt buộc đối với kỵ binh và nhân viên bộ binh trong các kỳ thi quân sự. Thành thạo bắn cung cũng là yêu cầu quan trọng đối với những người lính trong triều đại nhà Thanh (1644-1912).
Khi nhà Thanh lật đổ triều Minh, thống trị Trung Quóc vào năm 1644 – những gia đình làm nghề chế tạo cung truyền thống như Yang, được tạo điều kiện thành lập các cửa hàng và xưởng sản xuất quanh cổng Tây nam Tử Cấm Thành. Năm 1721, cuối triều đại Hoàng đế Khang Hy, xưởng sản xuất của gia đình Yang được coi là nguồn cung cấp cung tên độc quyền cho quân đội triều đình Mãn Thanh.
Thương hiệu Ju Yuan Hao ra đời từ thời điểm này. Không chỉ sản xuất và cung ứng cung tên với số lượng lên tới 5000 đơn vị mỗi năm cho quân đội, dòng họ Yang còn nổi tiếng Tử Cấm Thành bởi những chế tác cung tên đặc biệt quý giá có giá trị thẩm mỹ cực cao được đặt riêng bởi Hoàng đế Khang Hy và nhiều thành viên trong Hoàng tộc.
Nhưng về sau sự kém cỏi của vũ khí thủ công, trong đó có cung tên, so với các súng hỏa mai và pháo của quân đội phương Tây xâm lấn, các nhà xưởng sản xuất Cung tên dần rơi vào tình trạng xuống cấp. Vào năm 1824, tất cả các xưởng sản xuất và cửa hàng cung tên bị dời khỏi khu vực Tử Cấm Thành tới phía Đông Bắc Kinh. Xưởng sản xuất Ju Yuan Hao cũ ở khu vực này, hiện là ga tàu điện ngầm Bắc Kinh, đã bị phá hủy vào năm 1967.
Năm 1901, bắn cung bị loại khỏi các kỳ thi quân sự của Trung Quốc. Nhưng trong giai đoạn đầu của nước CHND Trung Hoa, bắn cung vẫn là một môn thể thao hàng đầu, tạo ra đủ nhu cầu cho công việc sản xuất của 7 xưởng chế tạo cung truyền thông còn lại, dù thời điểm đó thuộc sự quả lý của các Hợp tác xã thể thao.
Xưởng của Yang Yang - ông nội Yang Fuxi, chỉ huy bởi Hợp tác xã thể thao số 1, được giao nhiệm vụ làm cung tên cho chính Mao Trạch Đông. Trên thực tế, cung tên sừng bò truyền thống đã được giới thiệu trong 2 kỳ Đại hội thể Quốc gia đầu tiên của CHND Trung Hoa (tổ chức vào năm 1959 và 1965).
Tuy nhiên, sau đó, các nhà chức trách thể thao của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Liên Xô, đã quyết định chuyển sang cung thép hiện đại, nhập khẩu từ Ba Lan. Những thất bại kinh tế của chính sách Đại nhảy vọt thời Mao Trạch Đông đã giết chết nhu cầu đối với những thứ không cần thiết, trong đó có Cung tên truyền thống. Giống như các nghệ nhân khác, Yang Wentong “bị” đào tạo lại để… làm thợ mộc.
Truyền thống được hồi sinh nhờ niềm đam mê đặc biệt của một người Anh
Stephen Selby, giám đốc Sở “Sở hữu trí tuệ” của chính quyền Hong Kong thuộc địa, một người Anh nhưng có niềm đam mê đặc biệt với môn bắn cung truyền thống, luôn ấp ủ mục tiêu khôi phục lại nghành nghề này. Ông đã lùng sục khắp Trung Quốc để tìm các nhà chế tác còn sót lại của phong cách cung tên miền Bắc Mãn Thanh.
Vào đầu những năm 90, Selby được giới thiệu với Yang Fuxi ở Bắc Kinh thông qua Hiệp hội bắn cung Trung Quốc. Fuxi sau đó đưa Selby về gặp cha mình. “Khi tôi gặp Yang Wentong lần đầu tiên, ông ấy là nhà chế tạo cung tên truyền thống duy nhất còn sống. Lúc đó ông đã nghỉ hưu và đang làm ở một cửa hàng sửa chữa vũ khí cũ”.
Nhờ nỗ lực vận động của Selby, gia đình Yang đã có được sự thừa nhận chính thức về nghệ thuật truyền thống từ chính quyền Bắc Kinh, cùng những khoản hỗ trợ khiêm tốn để tiếp tục công việc của mình.
Với tư cách là nhà sáng lập “Mạng nghiên cứu bắn cung truyền thống châu Á”, Selby đã làm việc với các bảo tàng để tổ chức triển lãm Truyền thống bắn cung châu Á, từ năm 2003. Toàn bộ cung tên phục vụ cho hoạt động triển lãm được đặt hàng từ Ju Yuan Hao; Yang Fuxi theo đó cũng được mời tham gia các hội thảo và biểu diễn.
Selby đã nghỉ hưu vào năm 2011, hiện 67 tuổi, ông là giáo sư phụ trợ tại khoa kỹ thuật công nghiệp tại Đại học Bách khoa Hồng Kông. “Selby đã giúp chúng tôi rất nhiều trong những năm đầu khó khăn. Ông là người bảo trợ cho cha tôi. Sau đó, thông qua các mối quan hệ quốc tế của mình, ông đã chung tay với chúng tôi cho hoạt động phát triển và kinh doanh của xưởng”, Yang Fuxi cho biết.
Năm ngày trước khi Yang Wentong qua đời, năm 2006, ở tuổi 76, Ju Yuan Hao được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc. Xưởng sản xuất Ju Yuan Hao ngày nay có thể được tìm thấy ở làng Beiyaoyuan, phía đông Bắc Kinh.
Vật liệu chế tạo và tinh thần đặc biệt - những thứ làm nên Cung truyền thống
Vậy, sự khác biệt giữa bắn cung truyền thống của Trung Quốc, vốn được thực hành trong hơn ba thiên niên kỷ và bắn cung hiện đại là gì? Lựa chọn vật liệu chế tạo cung chính là sự khác biệt đầu tiên và quan trọng nhất.
Cánh cung được làm bằng lõi tre một năm để khô có sự đàn hồi uyển chuyển, bọc bởi một dải sừng bò và được dán chặt bởi một dạng keo đặc biệt chiết xuất từ da lợn. Lớp thứ ba được phủ bởi vỏ cây bạch dương xếp lớp để giữ ẩm. Ở lớp thứ tư là những sợi gân bò được quấn chặt. Sau đó người chế tạo cung sẽ dùng da rắn làm lớp vỏ ngoài cùng của cung. Công đoạn cuối cùng là trang trí hoa văn và đóng dấu xưởng sản xuất trên cung.
Khác với cung tên hiện đại, được chế tạo từ khung thép, sợi carbon (…) vốn chỉ hướng tới mục tiêu tranh tài giành kết quả cao nhất, Bắn cung truyền thống là ẩn chứa những giá trị tinh thần đặc biệt. Các kỹ thuật thở được sử dụng để cung thủ đạt được sự tập trung cao nhất khiến nó trở thành một hình thức của khí công: rèn luyện thân thể, tu tưỡng đạo đức.
Yang nói rằng khách hàng của ôngcó thể được chia thành ba nhóm: Đầu tiên là nhà sưu tầm - những người yêu thích văn hóa Trung Quốc - sẽ mua một cây cung truyền thống để treo tường; Thứ hai là vận động viên, một số thích sử dụng cung truyền thống để săn bắn; Và thứ ba những người mua để làm quà tặng.
Từ vài nghìn nhân dân tệ cách đây 20 năm, các sản phẩm cung tên của gia đình Yang hiện được bán với giá khoảng 30.000 (4.370 USD) - 40.000 nhân dân tệ cho một mô hình cơ bản và lên tới 100.000 nhân dân tệ cho một bộ cung được chế tác công phu nhất.
Thu nhập tốt không chỉ khiến cuộc sống của gia đình Yang thoải mái hơn, họ còn thu hút nhiều người theo học ngành nghề truyền thống này. Con trai Yan Fuxi, Yang Yi, 31 tuổi, cũng đã theo nghề làm cung truyền thống của cha nhiều năm qua. “Tôi thích sự tự do của công việc này, anh nói. Và tôi cảm thấy tự hào về việc giữ gìn văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đó là một điều vinh quang”.
Nhiều học viên của Yang hiện đang là nghệ nhân làm cung tên truyền thống trong nước. Một thế hệ nghệ nhân mới đang tạo ra những chiếc cung truyền thống tuyệt vời. Một nghệ nhân mà ông dành lời khen ngợi là Gao Xiang, ở Hắc Long Giang. Thời gian chờ đợi hiện tại cho những đơn đặt hàng từ Gao là hơn một năm.
Hồi phục bắn cung Trung Quốc đúng với giá trị nguyên vẹn của nó là chìa khóa kết nối truyền thống và tương lai, đấy chính là mục tiêu theo đuổi cả đời của những người như Yang Fuxi và Selby…
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền Phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán