Huyền thoại võ Việt là “sư huynh” Lý Tiểu Long
Giải mã bí mật 5 ngôi sao trên điện Kremlin / Ngôi làng kỳ lạ: Muốn định cư phải cắt bỏ một phần nội tạng
Huyền thoại võ Việt duy nhất luyện thành Xúc cốt công
Nói tới Phan Dương Bình, người ta không chỉ nghĩ ngay tới một đại cao thủ Vịnh xuân và Vovinam, mà còn nghĩ ngay tới tuyệt kỹ đã gắn liền với tên tuổi của ông trong giới võ lâm – Xúc cốt công. Đây là tuyệt chiêu có nguồn gốc Thiếu Lâm nhưng rất ít người có thể luyện thành, chính vì thế một số người đã gọi tuyệt kỹ này là ‘ngón võ của phù thủy’. Huyền thoại võ Việt này đã luyện thành Xúc cốt công, có khả năng co rút gân xương khiến người mềm oặt, dễ dàng thu nhỏ người lại.
Có một lần trước đông đảo giới võ lâm đồng đạo, Phan Dương Bình đã biểu diễn quyền cước quá uyển chuyển và mềm mại tới mức cố võ sư Đỗ Hoá đã đặt cho ông cái tên Bình ‘bún’, ý chỉ sự mềm mại hiếm người sánh kịp. Về quyền cước, Phan Dương Bình được giới võ lâm kể rằng ông đã đạt tới mức ‘thần đả’, đỉnh giới cao siêu của võ thuật. Đỉnh giới ấy là ‘tâm ứng thủ’, nghĩa là nghĩ ra đòn ở bộ phận nào thì lực đã có sẵn ở bộ phận đó, không cần vận đà nhiều.
Luyện tới đỉnh giới đó, người võ sư chỉ cần nghĩ ra động tác, chiêu thức thì ngay lập tức chân tay thực hiện chính xác, thành công chứ không cần qua tập luyện. Đến nay trong làng võ Việt Nam, hầu như không còn cao thủ nào có thể luyện thành Xúc cốt công ngoài Phan Dương Bình và những người luyện tới mức ‘thần đả’ như cụ cũng cực kỳ hiếm hoi.
Người luyện thành Xúc cốt công được cho là sẽ vô cùng lợi hại trong chiến đấu, đặc biệt trước những đối thủ thiên về cương, bởi càng mạnh mẽ bao nhiêu mà gặp phải đối thủ ‘mềm như bún’ thì càng dễ bị phản tác dụng.
Sư huynh “bất đắc dĩ” của Lý Tiểu Long
Võ sư Phan Dương Bình sinh năm 1929, là người Việt gốc Hoa. Ông trông không giống người học võ bởi vóc dáng nhỏ nhắn, thư sinh. Thuở nhỏ, Phan Dương Bình rất mê võ thuật và các câu truyện kiếm hiệp, ông ước ao được hoá thân thành những nhân vật trượng nghĩa như trong truyện. Ông may mắn được thầy Tế Công của Trung Quốc nhận làm đệ tử. Tế Công khi đó vốn dĩ là một đại môn đồ của của môn phái Vịnh Xuân quyền, Tế Công chính là sư huynh của tôn sư Diệp Vấn – – người đứng đầu hệ phái Vịnh xuân Hồng Kông.
Xét về “vai vế” nhiều người nói vui rằng, cụ Phan Dương Bình xứng đáng được coi là ‘sư huynh’ của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long.
Về sau, cụ Tế Công sang Việt Nam truyền bá Vịnh xuân và trở thành ‘ông tổ’ của hệ phái Vịnh xuân Việt Nam. Đối với nhiều người hâm mộ Việt Nam đã biết thì Lý Tiểu Long là học trò của Diệp Vấn. Chính vì thế đã có rất nhiều người nói vui rằng, nếu như xét về ‘vai vế’ thì cụ Phan Dương Bình xứng đáng được coi là ‘sư huynh’ của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long.
Mặc dù vậy giữa Phan Dương Bình và Lý Tiểu Long cũng không có mối liên hệ nào khác. Hai nhân vật cũng chưa từng tập luyện cùng nhau. Nhưng có một câu chuyện kể rằng, tại chi phái Vịnh xuân Hồng Kông, ngoài Lý Tiểu Long, tôn sư Diệp Vấn còn có một đệ tử chân truyền, tiếng tăm lừng lẫy là Ngũ Sáng. Ngũ Sáng có Trưởng tràng (người đứng ngay dưới Chưởng môn) là Trần Nghị Khiêm, một thần đồng võ thuật. Trần Nghị Khiêm có đến Việt Nam và người đầu tiên mà Trần sư phụ muốn gặp chính là Phan Dương Bình.
Hai người đã vài lần thử sức nhưng bất phân thắng bại. Sau những trận tỉ thí ấy, khâm phục về nội công của người đồng môn, Trần sư phụ đã nhờ Phan Dương Bình chỉ giáo. Lão võ sư Phan Dương Bình về sau cũng có nhiều đệ tử, không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ duyên với Việt Võ Đạo
Không chỉ giỏi Vịnh Xuân, Phan Dương Bình còn tiếp tục tập luyện các công phu Thiếu lâm Hông gia quyền. Về sau, Phan Dương Bình quyết định bôn ba trên con đường tầm sư học đạo. Ông khăn gói tìm đến võ đường của cụ Nguyễn Lộc để thọ giáo và học hỏi. Thấy ông đã có căn bản, quyền cước thì vô cùng uyển chuyển lại mạnh mẽ, võ sư Nguyễn Lộc rất ngưỡng mộ và mời ông lưu lại ngay tại nhà mình để phụ trách việc trợ giảng. Võ sư Nguyễn Lộc hơn Phan Dương Bình 18 tuổi, tuy danh nghĩa là thầy trò nhưng do đồng chí hướng, lại rất hợp nhau nên 2 người coi nhau như huynh đệ một nhà.
Võ sư Phan Dương Bình (áo đen), võ sư Nguyễn Lộc (bên phải) cùng các võ sư thế hệ đầu tiên của môn phái Vovinam.
Khoảng đầu năm 1953, khi phong trào Vovinam đang rất sôi nổi tại Thủ đô, có rất nhiều võ sĩ đã tìm đến để thách đấu, trong đó có 2 anh em võ sư nổi tiếng ở Hồng Kông là Vương Bang Phu, Vương Bang Dân. Đến Hà Nội, anh em họ Vương đã dùng kế khích tướng khi loan tin rằng, họ vừa đánh gục võ sư Nguyễn Lộc. Vốn là người điềm đạm nên võ sư Nguyễn Lộc chẳng chút bận tâm tới sự hỗn hào của 2 võ sĩ ngoại quốc nhưng Phan Dương Bình lại tìm đến anh em họ Vương để nhận lời thách đấu.
Tuy nhiên, chính sự căng thẳng của trận đấu trên đã khiến nhà chức trách phải can thiệp. Ngay trước ngày thượng đài, võ sư Phan Dương Bình bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ. Kết cục, trận đấu buộc phải hủy bỏ. Sau việc này, 2 võ sĩ Hồng Kông đã viết thư xin lỗi chính thức đến Phan Dương Bình, đến võ sư Nguyễn Lộc và toàn thể giới võ thuật Hà Nội.
Về sau, cùng với võ sư Lê Sáng (Chưởng môn thứ 2 của Việt võ đạo) thì Phan Dương Bình chính là một gương mặt gạo cội, có công lao cực kỳ to lớn trong việc phát dương môn phái rộng rãi trên toàn thế giới như ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu