Khám phá

Hy hữu: Một người tử vong vì ăn quá nhiều kẹo cam thảo

Kênh truyền hình CNN đã đưa tin về một trường hợp tử vong đáng tiếc, mà nguyên nhân cái chết xuất phát từ thói quen ăn quá nhiều kẹo cam thảo hàng ngày.

Cây độc: Bộ phận này của cây củ đậu độc không ngờ, có thể tử vong / Non kinh nghiệm, sư tử đói thua thảm trước ngựa vằn

Vụ việc liên quan đến trường hợp hy hữu này đã được đăng trên tạo chí Y khoa New England vào ngày 23/9.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết: Nạn nhân được phát hiện đã bất tỉnh trong một nhà hàng ăn nhanh và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, rất không may là ông này đã tử vong ngay ngày hôm sau.

Hình: CNN.

Hình: CNN.

Sau khi chẩn đoán nguyên nhân tử vong, các bác sĩ cho biết người đàn ông này "có chế độ dinh dưỡng không tốt, thường ăn nhiều gói kẹo hàng ngày". Ba tuần trước khi cấp cứu tại bệnh viện, ông chuyển sang dùng loại kẹo mềm cam thảo có chứa glycyrrhizic acid. Mỗi ngày ông ăn hết một gói rưỡi loại kẹo cam thảo này.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), glycyrrhizic acid là chất tạo vị ngọt chiết xuất từ rễ cây cam thảo. Tuy nhiên, chất này có thể gây giảm lượng kali trong cơ thể và có thể dẫn đến huyết áp cao, rối loạn nhịp tim và thậm chí là suy tim.

Bác sĩ Neel Butal tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) cho biết: "Ngay cả một lượng nhỏ cam thảo cũng có thể tăng huyết áp của bạn".

Những người trên 40 tuổi cần cẩn trọng về lượng tiêu thụ cam thảo. Khi sử dụng cam thảo với lượng khoảng 56 gram/ngày trong 2 tuần liên tiếp có thể gây rối loạn nhịp tim, theo cảnh báo của FDA. Tất nhiên, ảnh hưởng tiêu cực từ việc ăn quá nhiều cam thảo có thể đảo ngược nếu thay đổi mức tiêu thụ. Sau 2 tuần, lượng kali trong cơ thể sẽ trở về mức bình thường.

 

"Axit glycyrrhizic không chỉ có trong kẹo cam thảo. Nó còn có ở trà cam thảo hay một số loại bia, như bia Bỉ, cũng có hợp chất này" - Tiến sĩ Robert Eckel, cựu Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chỉ ra.

FDA Mỹ chỉ cho phép thực phẩm chứa hàm lượng a xít glycyrrhizic tối đa ở mức 3,1%. Tuy nhiên, nhiều loại kẹo và sản phẩm có nguồn gốc cam thảo ở Mỹ lại không tiết lộ hàm lượng a xít glycyrrhizic trong sản phẩm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm