Ít ai biết Đà Lạt có lăng mộ hoàng thân triều Nguyễn ẩn giữa rừng thông siêu đẹp
Dáng vẻ độc đáo của ngọn tháp duy nhất được ốp gạch men, đá quý ở Trung Á / Đà Lạt mùa hè vẫn 'đẹp rụng rời' bởi màu sắc ngọt ngào của hoa phượng hồng
Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng với những địa điểm gắn liền với vị vua cuối cùng của triều Nguyễn như Dinh Bảo Đại, Cung Nam Phương Hoàng hậu, nhưng ít người biết nằm ẩn mình giữa thành phố này còn một di tích trầm mặc cũng liên quan đến vương triều Nguyễn.
Địa điểm được nhắc đến chính là Lăng Nguyễn Hữu Hào - nơi chôn cất và thờ tự song thân của Nam Phương Hoàng Hậu - Quận công Nguyễn Hữu Hào và Nhị phẩm phu nhân bà Lê Thị Bình.
Lăng Nguyễn Hữu Hào là một di tích ít được biết đến so với những công trình liên quan đến triều Nguyễn khác ở Đà Lạt. (Ảnh: jb_hai)
Lăng Nguyễn Hữu Hào nằm trên một đồi thông thoáng đãng phía Tây thành phố Đà Lạt, cách trung tâm chừng 2km. Khu lăng mộ được xây dựng liên tục trong vòng 4 năm, đầy công phu và tráng lệ nhằm làm nơi yên nghỉ cho cha mẹ của Nam Phương Hoàng Hậu.
Khu lăng mộ ẩn sau lớp rừng thông bạt ngàn. (Ảnh: jb_hai)
Điều gây ấn tượng đầu tiên về di tích này chính là công trình được bao phủ bởi bạt ngàn hàng thông sững sừng xanh tốt. Nằm ẩn bên trong ngọn đồi là công trình bề thế nhưng trầm mặc. Lăng mang đậm màu sắc phương Đông với những chi tiết gợi nhớ đến các lăng tẩm tại Huế.
Kiến trúc mang đậm văn hóa phương Đông. (Ảnh: vietonthemove)
Chào đón du khách chính là cổng lăng với 4 trụ biểu cao có họa tiết hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu. Tiếp theo là một lối đi dựng thẳng tắp với độ dốc vừa phải cùng tổng cộng 158 bậc thang dẫn đến nơi thờ tự.
Lối dẫn đến khu lăng mộ trải đầy cỏ dại và rêu phong. (Ảnh: jade.lifestories)
Đây cũng là một trong những điểm thu hút giới trẻ trong chuyến hành trình khám phá địa điểm cổ kính này. Bên cạnh các bậc thang trải dài lên lăng là những hàng thông mọc san sát ở hai bên như vẫy chào người lữ khách viếng thăm.
Bên cạnh đó, vì là địa điểm ít người lui tới nên cỏ dại, rong rêu đã phủ một lớp thảm xanh thẳm lên những bậc thang, hòa cùng sắc xanh của rừng thông, càng tăng thêm vẻ cổ kính của di tích.
Rừng thông ở đây yên tĩnh và hoang sơ. (Ảnh: vietonthemove)
Nhưng cũng chính con đường phủ sắc rêu phong ấy đã trở thành phông nền chụp ảnh đầy ấn tượng với những ai có dịp đặt chân đến đây.
Không phải chờ đợi, xếp hàng để check-in, du khách đến đây dễ dàng có được những bức ảnh kỷ niệm đầy riêng tư. (Ảnh: h.btram)
Không gian vắng vẻ giúp các bạn trẻ thoải mái tạo dáng. (Ảnh: nheexinh)
Bậc thang trở thành điểm check-in yêu thích của các bạn trẻ. (Ảnh: tran___)
Khi đã vượt qua được 158 bậc thang, du khách sẽ nhìn thấy khu yên nghỉ của Quận Công Nguyễn Hữu Hào và vợ. Hai ngôi mộ được tạc bằng đá xanh nguyên khối, chạm khắc hoa văn tinh xảo thể hiện sự uy quyền và bề thế. Bên trong lăng còn dựng hai văn bia tạc trên đá như cách Nam Phương Hoàng Hậu tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành.
Khu lăng mộ nơi yên nghỉ của cha mẹ Nam Phương Hoàng Hậu. (Ảnh: longneo_)
Vẻ cổ kính và trầm mặc phủ khắp công trình. (Ảnh: jade.lifestories)
Lăng Nguyễn Hữu Hào không phải là một địa điểm du lịch hào nhoáng với các góc chụp ảnh lung linh, cầu kỳ. Nơi đây đơn giản là một chốn dừng chân để khám phá những mảnh ký ức còn sót lại của thời gian, lịch sử, để tận hưởng sự yên tĩnh và thanh bình của thành phố mộng mơ, để ngắm sắc xanh của tự nhiên, nghe rừng thông rì rầm, chìm vào tiết trời se lạnh và thư giãn.
Chỉ bấy nhiêu đó cũng đã khiến Lăng Nguyễn Hữu Hào trở thành địa điểm lý tưởng dành cho những tâm hồn thích trốn phố đông và tìm về nét thanh bình, mộc mạc của một Đà Lạt ít nhộn nhịp.
Địa điểm là nơi phù hợp dành cho những bạn trẻ yêu thích sự bình yên, vắng lặng. (Ảnh: luannquoc)
Một không gian lý tưởng để thả hồn với những bức ảnh mơ mộng. (Ảnh: jade.lifestories)
Từng góc công trình nhuốm màu rêu phong ở đây đều có thể tạo nên phông nền tuyệt vời cho các bức ảnh. (Ảnh: jade.lifestories)
Đến đây vào một buổi chiều mưa lạnh, du khách càng cảm được sự trầm mặc pha chút bí ẩn. (Ảnh: vietonthemove)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ