Khám phá

Ít ai biết được hơn 2.000 năm trước, Tần Thủy Hoàng từng đặt cho Trung Quốc cái tên đặc biệt mà đến hiện tại vẫn còn sử dụng

Sau khi thống nhất 6 nước, Tần Thủy Hoàng đã tự xưng Hoàng đế và đặt một cái tên đặc biệt cho đất nước.

Ngỡ ngàng với tranh vẽ như thật về cô gái và cún cưng / Đàn ông tìm vợ tại chợ và những phong tục lạ lùng trên thế giới

Hơn 2000 năm trước, vùng đất Trung nguyên rộng lớn vẫn trong tình trạng hỗn loạn, lịch sử gọi là thời kỳ Chiến Quốc. Tần Thủy Hoàng đã mất 10 năm để kết thúc hơn 200 năm loạn lạc của thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, lập nên vương triều thống nhất đầu tiên trong lịch sử đất nước này. Từ đó, Tần Thủy Hoàng liên tục có được những thành tựu vĩ đại.

Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên sử dụng danh xưng "Hoàng đế", được lấy cảm hứng từ 2 chữ "Hoàng" và "Đế" trong cụm từ "Tam Hoàng Ngũ Đế". Ông cho rằng từ "Vương" đã xuất hiện từ thời nhà Chu và bị các chư hầu sử dụng tùy tiện, không còn đủ tôn quý nữa.

"Tam Hoàng Ngũ Đế" là những vị quân chủ đầu tiên của Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Tam Hoàng được cho là thần tiên hoặc bán thần. Theo "Sử ký Tư Mã Thiên", Tam Hoàng bao gồm Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng. Theo "Vận Đẩu Xu" và "Nguyên Mệnh Bao", Tam Hoàng gồm Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông.

Tương tự như Tam Hoàng, Ngũ Đế theo quyển "Sử ký Tư Mã Thiên" bao gồm: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Tuy nhiên, trong quyển "Sở Từ", Ngũ Đế là các vị thần: Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Hoàng Đế, Phục Hi, Thần Nông.

Danh xưng "Hoàng đế" đã được sử dụng đến hơn 2000 năm sau. Sau khi nhà Thanh bị diệt vong, vị trí Hoàng đế không còn nữa nhưng danh xưng này cũng không biến mất.

Hơn 2000 năm trước Tần Thủy Hoàng đã đặt cho Trung Quốc một cái tên mà đến hiện tại vẫn còn sử dụng - Ảnh 1.

Tần Thủy Hoàng trên phim ảnh.

Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng còn đặt cho đất nước mình đang cai trị 1 cái tên khác, mà đến hiện tại hậu nhân của Tần Thủy Hoàng vẫn tiếp tục sử dụng: Trung Hoa. Từ này có ý nghĩa gì và tại sao ông lại sử dụng để đặt tên đất nước?

Đầu tiên,"Trung" trong "Trung Hoa" trên thực tế có nghĩa là "Trung gian", "Trung dung" và "Chính thống".

Thời kỳ đầu, Trung Quốc được gọi là "Hoa Hạ". Lúc này, vùng đất phồn hoa nhất thế giới là Trung nguyên. Vì tranh giành Trung nguyên mà đã xảy ra nhiều trận chiến lớn.

Vào thời điểm đó, người cổ đại vẫn đang tin vào "Thuyết Trời tròn Đất vuông", xem thiên hạ là một vùng đất hình vuông, "Hoa Hạ" nằm ở trung tâm (Trung nguyên) và người sống tại đây là người tiến bộ nhất, xung quanh là vùng Tứ di (man di mọi rợ) và các dân tộc Tứ di không được xem là người Trung Quốc.

Tiếp theo, "Hoa" trong từ "Trung Hoa" tượng trưng cho sự phồn hoa và quyền lực. Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, sau khi lập nên nhà Tần, ông hi vọng vương triều sẽ phồn hoa và thịnh vượng, quốc phú dân cường (đất nước sung túc, người dân cường tráng), quốc thái dân an. Chữ "Hoa" này còn có thể được sử dụng để thể hiện mong muốn sự tốt đẹp đến với bản thân.

 

Ngoài ra, "Hoa" còn có nguồn gốc từ Hoa Tư thị. Quyển "Liệt Tử Hoàng Đế" ghi chép rằng Hoa Tư thị sinh hạ Phục Hi và Nữ Oa. Sau đó, Nữ Oa sinh ra Thiếu Điển và Thiếu Điển sinh ra Viêm Đế và Hoàng Đế. Chính vì thế, Hoa Tư thị là tổ tiên của Viêm Đế và Hoàng Đế.

Tần Thủy Hoàng đặt tên đất nước có chữ "Hoa" với ngụ ý rằng, ông là hậu duệ của Hoa Tư thị và là con cháu của Viêm Đế, Hoàng Đế.

Đến thời nhà Hán, cái tên "Trung Hoa" vẫn còn được sử dụng rộng rãi, thể hiện ước muốn của con người về sự thịnh vượng và hòa bình. Đồng thời, họ còn muốn nhấn mạnh danh tính "Viêm Hoàng Tử Tôn" (con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm