Khám phá

Kề cạnh chủ tử, thái giám hầu đủ việc, phi tần đi tắm buổi tối cũng "không rời nửa bước"

Số phận của thái giám sướng hay khổ còn phụ thuộc vào nhóm phân cấp mà họ được đưa vào.

Vũ trụ của chúng ta có thể có một cặp song sinh chạy ngược thời gian / NASA phóng 2 tên lửa tới Alaska để đo gió và nhiệt độ bên trong cực quang

CÓ BAO NHIÊU NHÓM THÁI GIÁM TRONG CUNG?

Trong xã hội phong kiến, thái giám là một nhóm người đặc biệt, tuy là nam giới nhưng sau khi thực hiện thủ thuật loại bỏ khả năng sinh sản thì được đưa vào cung. Với thân phận đặc biệt của họ, thái giám thường chủ yếu phục vụ hoàng đế và các chủ tử. Tuy nhiên, thái giám cũng được chia thành 2 nhóm khác nhau.

Một là thái giám hầu hạ bên cạnh thái hậu, hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần. Nhóm còn lại không chỉ hầu hạ trong cung, thái giám còn phải ra ngoài cung để ban bố sắc lệnh và mua sắm vật tư, hơn nữa so với cung nữ, thái giám không có quá nhiều kiêng kỵ nên ở một số thời như nhà Minh và nhà Thanh, thái giám đã làm việc như một lực lượng lao động chính.

Kề cạnh chủ tử, thái giám hầu đủ việc, phi tần đi tắm buổi tối cũng không rời nửa bước - Ảnh 1.

Các thái giám cấp cao sẽ được phục vụ cho hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần. (Ảnh: Baidu)

Trong lịch sử của Trung Quốc, từng có rất nhiều thái giám nhờ sự khéo léo của mình mà có được chức vị cao và cuộc sống sung sướng. Một trong số đó là đại hoạn quan nổi tiếng – Ngụy Trung Hiền. Ông ta dưới thời Minh Hy Tông đã cầm đầu "Đảng hoạn quan" thâu tóm mọi quyền lực trong tay, lũng đoạn triều chính khiến cho nhà Minh ngày càng suy tàn một cách trầm trọng.

Khi Sùng Trinh Đế đăng quang, ông đã phế truất Ngụy Trung Hiền. Lúc quân lính đột kích nhà của thái giám Ngụy Trung Hiền, họ đã tìm thấy hàng chục triệu lượng bạc được giấu ở đó. Ở thời điểm đó, tiền bạc trong ngân khố của nhà Minh còn không bằng số tiền mà Ngụy Trung Hiền tích góp được.

Cuốn "Giáp Thân ký sự" của văn sĩ Triệu Sĩ Cẩm từng chép lại rằng, vào cuối thời nhà Minh, sau khi vua Lý Tự Thành (người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Minh) chiếm được thành Bắc Kinh, vì thiếu quân lương, ông đã cho mở kho bạc của nhà Minh nhưng chỉ tìm được 4 vạn lạng bạc. Tuy nhiên, khi thu giữ tài sản của các thái giám trong cung thì ông đã thu được thêm số tiền lên tới 1 triệu lạng bạc.

Ở thời nhà Thanh, có lẽ thật thiếu sót nếu không đề cập tới thái giám Lý Liên Anh – một tay sai đắc lực của Từ Hi thái hậu. Mặc dù tiền bạc của ông ta không bằng Ngụy Trung Hiền nhưng theo những ghi chép trong sử sách, nhà của Lý Liên Anh cũng xa hoa không khác gì cung điện. Mỗi tòa biệt thự của Lý Liên Anh đều được trang hoàng lộng lẫy với những viên gạch trang trí họa tiết hoa mẫu đơn, phượng hoàng tinh xảo.

PHẢI LÀM CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, BẨN THỈU

Tuy nhiên, những thái giám leo được lên vị trí cao như Ngụy Trung Hiền hay Lý Liên Anh quả thực rất hiếm. Đa số họ đều thuộc nhóm thái giám cấp cao. Ngược lại, nhóm thái giám cấp thấp thì chẳng có chỗ đứng trong cung, phải làm vô số việc phục dịch mỗi ngày. Những việc nặng nhọc cung nữ không làm được đều được phân cho họ, chẳng hạn như sửa chữa các bức tường trong cung điện đều do thái giám đảm nhiệm.

 

Kề cạnh chủ tử, thái giám hầu đủ việc, phi tần đi tắm buổi tối cũng không rời nửa bước - Ảnh 3.

Thái giám cấp thấp không chỉ làm việc nặng nhọc mà còn phải làm việc bẩn thỉu. (Ảnh: Baidu)

Theo hồi ký của một viên thái giám thời nhà Thanh, ngoài những công việc nặng hàng ngày, thái giám còn phải thực hiện nhiều việc "khó nói" khác. Một trong số đó có thể nói là khá dơ bẩn như nhiệm vụ quan sát chất thải của hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần. Sở dĩ triều đình yêu cầu như vậy là bởi họ cần theo dõi thể chất của các thành viên hoàng tộc, hàng ngày ghi chép vào sổ và giao lại cho thái y chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Nếu có bất thường, thái y sẽ kê đơn thuốc hoặc yêu cầu ngự thiện phòng điều chỉnh món ăn để sức khỏe của hoàng đế và dàn cung tần luôn được đảm bảo.

Ngoài ra, các thái giám còn phải làm một việc khác mà họ không hề tự nguyện, đó là đứng canh cho các phi tần tắm rửa, thay quần áo vào mỗi tối. Hầu hết, các phi tần đều có dòng dõi cành vàng lá ngọc, họ đã quen được hầu hạ từ những việc nhỏ nhặt nhất nên ngay cả chuyện tắm rửa họ cũng cần tới người phụ giúp. Thế nhưng với những thái giám cả ngày đã bận bịu bao công việc tới khi mặt trời xuống núi vẫn không được nghỉ ngơi mà phải tiếp tục hầu hạ chủ tử thì việc này quả thực là khiến họ vô cùng mệt mỏi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm