Khám phá

Kẻ săn mồi hoàn toàn bị đánh lừa trước loài rắn có cách tự vệ tinh quái: Lẽ lưỡi, hộc máu giả chết

Trước tình thế nguy hiểm, loài rắn này sẽ nằm ngửa ra bất động giả chết. Để làm tăng thêm mức độ thực tế của màn kịch, loài rắn này thậm chí tự làm chảy máu miệng, sau đó mở to miệng, thè lưỡi ra ngoài như thể nó đã chết từ lâu.

Hoàng hậu tỏa mùi thơm như Hàm Hương, bị chồng bắt lột đồ trước mặt hàng trăm người đàn ông là ai? / Bộ tộc có nguy cơ tuyệt chủng nhất: Phụ nữ ngủ với nhiều người đàn ông để gia tăng dân số!

Rắn xúc xắc, tên khoa học là Natrix tessellata, thuộc họ rắn nước, được phân bố rộng khắp châu Âu, phần lớn ở khu vực Địa Trung Hải. Loài rắn này thường sống gần các nguồn nước như ao, hồ, sông, kênh, đầm lầy để săn mồi. Thức ăn của loài rắn này là các động vật nhỏ như cá, ếch, nhái, nòng nọc.

Trước tình thế nguy hiểm, loài rắn này sẽ nằm ngửa ra bất động giả chết. Để làm tăng thêm mức độ thực tế của màn kịch, loài rắn này thậm chí tự làm chảy máu miệng, sau đó mở to miệng, thè lưỡi ra ngoài như thể nó đã chết từ lâu.
Ảnh minh họa.

Về hình dáng bên ngoài, rắn xúc xắc sở hữu thân thon, đuôi dài, mặt lưng màu nâu xám với các đốm đen hoặc nâu nhạt, tạo thành những hình vuông như mặt của viên xúc xắc.

Mỗi khi bị đe dọa, do không sở hữu nọc độc nên rắn xúc xắc thường sẽ nằm ngửa ra bất động giả chết. Không chỉ thế, loài rắn này còn tự làm chảy máu miệng, sau đó mở to miệng, thè lưỡi ra ngoài như thể nó đã chết từ lâu.

Ke-san-moi-hoan-toan-bi-danh-lua-truoc-loai-ran-co-cach-tu-ve-tinh-quai-le-luoi-hoc-mau-gia-chet-3 (1)
Ke-san-moi-hoan-toan-bi-danh-lua-truoc-loai-ran-co-cach-tu-ve-tinh-quai-le-luoi-hoc-mau-gia-chet-4 (1)

Sau khi giả chết, rắn xúc xắc cũng tiết ra một mùi xạ hương rất khó chịu. Thậm chí, một số cá thể rắn xúc xắc còn đại tiện tạo ra những thứ khó chịu khiến những kẻ săn mồi phải từ bỏ ý định ăn thịt.

Được biết, rắn xúc xắc không phải là loài rắn duy nhất sử dụng chiến thuật giả chết để qua mặt những kẻ săn mồi trong trường hợp bị đe dọa. Một số loài như rắn mũi hếch hognose, họ rắn nước được phân bố chủ yếu tại khu vực Bắc Mỹ cũng thực hiện cách tự vệ này.

Ke-san-moi-hoan-toan-bi-danh-lua-truoc-loai-ran-co-cach-tu-ve-tinh-quai-le-luoi-hoc-mau-gia-chet

Nguyên nhân rắn mũi hếch hognose lựa chọn cách tự vệ này là do chúng có kích thước nhỏ bé và không có nọc độc. Ban đầu, loài rắn này lại ngóc đầu lên và bẹt cổ ra để hù dọa đối thủ, tương tự như hành động của một con rắn hổ mang. Rắn mũi hếch hognose còn có thể rít lên đầy đe dọa và thực hiện động tác tấn công.

 

Tuy nhiên, nếu nhận thấy màn đe dọa bất thành và không thể ngăn chặn được kẻ thù, rắn mũi hếch hognose sẽ chuyển sang cách tự vệ khác là giả chết. Cụ thể, chúng sẽ há hốc miệng, thè lưỡi ra ngoài, quằn quại trên mặt đất rồi sau đó nằm ngửa bất động như đã chết.

Đối với trường hợp bị lật úp lại, rắn mũi hếch hognose sẽ tiếp tục nằm ngửa người ra như đã chết thực sự. Đến khi cảm thấy mối đe dọa đã trôi qua, con rắn mới nhanh chóng lật úp lại để bỏ chạy.

Tại Việt Nam, rắn hổ ngựa không sở hữu nọc độc cũng lựa chọn cách giả chết để tự vệ, trong trường hợp đe dọa kẻ săn mồi bất thành.

Rrắn hổ ngựa là loài bắt chuột rất giỏi nhờ vào tốc độ di chuyển nhanh. Do vậy, nếu bắt gặp rắn hổ ngựa, mọi người không nên tìm cách giết chết chúng bởi lẽ đây là một loài rắn có lợi cho nông nghiệp.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm