Kẻ vô sỉ nhất trong số các anh hùng hảo hán Lương Sơn, những người khác đều chết trên chiến trường hoặc ẩn cư, hắn lại đầu hàng nước Kim
Dị thường từ trường bao trùm Iraq: Báu vật 3.000 năm 'lên tiếng' / Bộ tộc chọc thủng màng nhĩ từ bé để có thể bơi lặn như cá, một bộ phận trên cơ thể lớn bất thường
Trong “Thủy hử” có tổng cộng 108 vị anh hùng hảo hán trên núi Lương Sơn, họ đều có cá tính độc đáo nhưng đều có một điểm chung, đó chính là mang trong mình lòng chính nghĩa, mang theo hoài bão vì dân vì nước. Mỗi người bọn họ dường như đều vô cùng căm phẫn triều đình, luôn đối đầu với triều đình, mong muốn có thể lật đổ triều đình thối nát đương thời.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, là thủ lĩnh của các anh hùng hảo hán trên núi Lương Sơn, Tống Giang ngay từ đầu lại chưa từng muốn lật đổ triều đình. Ngược lại, hắn còn rất bảo vệ triều đình, một lòng chỉ nghĩ đến ngày nào đó có thể được triều đình chiêu an.
Nguyên khí tổn thương
Trải qua một hồi cố gắng, sau cùng Tống Giang cũng được toại nguyện khi được triều đình chiêu an, sau đó cống hiến, bán sức cho triều đình. Thực ra, Tống Giang không biết rằng triều đình chẳng qua chỉ đang lợi dụng họ mà thôi. Sau đó, triều đình tiếp tục cử Tống Giang đem các huynh đệ của mình đi thảo phạt Phương Lạp. Trong cuộc đại chiến ấy, thực lực hai bên có thể nói là ngang sức ngang tài, vì thế chiến đấu vô cùng kịch liệt, rất nhiều hảo hán Lương Sơn đều chết hoặc bị thương nặng, tàn tật trong trận chiến ấy.
Cho dù sau cùng giành được chiến thắng nhưng Tống Giang và các huynh đệ cũng tổn thương nguyên khí trầm trọng. Những huynh đệ sống sót được thì cuối cùng cũng ít ai có kết cục tốt đẹp vì triều đình chỉ muốn diệt trừ họ mà thôi.
Võ Tòng
Thực ra, các anh hùng hảo hán trên Lương Sơn đều phản đối chiêu an, quy thuận triều đình, chỉ là do mọi người đi theo Tống Giang nên mới làm trái với ý nguyện của bản thân. Vì không muốn tiếp tục bán mạng cho triều đình, rất nhiều hảo hán đã lựa chọn rời xa Tống Giang và nhân vật điển hình trong đó là Võ Tòng.
Như ai cũng biết, trong khoảng thời gian chinh chiến Phương Lạp trong phim truyền hình “Thủy hử”, Phương Lạp bị bắt bởi Võ Tòng. Võ Tòng lập được đại công nhưng lại không muốn tiếp tục đi theo Tống Giang, vì thế cuối cùng vẫn kiên quyết bỏ đi, thế nhưng Tống Giang cũng không hề níu giữ.
Yến Thanh
Điều đáng nhắc đến là Lãng Tử Yến Thanh sau này cũng rời xa Tống Giang, phải biết rằng chàng là người luôn trung thành với Tống Giang. Chàng thậm chí còn chủ động khuyên Lư Tuấn Nghĩa cùng bỏ đi với mình, nhưng nhiều lần khuyên nhủ, Lư Tuấn Nghĩa cũng không chịu đi, bất lực, Yến Thanh đành một mình ra đi.
Sử Bân
Ngoài Võ Tòng và Yến Thanh ra, còn có một vị hảo hán luôn không thể chấp nhận việc quy thuận triều đình, người đó là Sử Bân. Tuy bên ngoài đồng ý nhưng trong lòng lại luôn nghĩ làm thế nào mới có thể lật đổ được triều đình thối nát này. Rất nhanh sau đó, hắn đã lén lút liên minh với nước Kim, định lợi dụng nước Kim để thực hiện mục đích của mình, Thế nhưng cuối cùng vẫn thất bại, thậm chí còn bị người đời mắng nhiếc.
Thế nên, việc Tống Giang chấp nhận lời chiêu an của triều đình thực sự không phải là lựa chọn sáng suốt, thậm chí có thể nói là hại tất cả các huynh đệ trên Lương Sơn.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính